Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu nh118 (Trang 40 - 42)

- Môi trường tự nhiên

2.3.1 Kết quả đạt được

Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đã tăng theo các năm.

+ Do nhận thức được tầm quan trọng của vốn trong sự phát triển kinh tế nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phúc Yên luôn chủ động đem hết khả năng của mình để huy động vốn tối đa nguồn vốn có thể huy động được từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế bằng các giải pháp cụ thể như: tăng cường quan hệ với khách hàng truyền thống, không ngừng mở rộng quan hệ và thu hút khách hàng mới thông qua viêc cải tiến quy trình giao dịch theo hướng văn minh hiện đại, mở ra nhiều sản phẩm huy động vốn phong phú về thời gian, hình thức và lãi

xuất kết hợp với việc tạo ra sàn giao dịch thân thiện, gần gũi khách hàng, cải tiến lề lối làm việc, có thái độ khiêm tốn, đúng mực. Do vậy, nguồn vốn tự huy động đã tăng đáng kể qua từng năm cả về trị số tuyệt đối và tương đối.

Bảng 2.9 Tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn PhúcYên

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

số tiền tỷ lệ % số tiền tỷ lệ % số tiền tỷ lệ %

Tổng nguồn vốn huy động

648689 100 759513 100 866303 100

Phân loại theo đối tượng khách hàng + Tiền gửi dân cư + Tiền gửi tổ chức kinh tế 170088 478601 26,2 73,8 225526 533987 29,7 70,3 304699 561604 35,2 64,8 Phân loại theo kỳ hạn

+ Không có kỳ hạn + Có kỳ hạn 218011 430678 33,6 68,4 119725 639788 15,8 84,2 179582 686721 20,7 79,3

( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phúc Yên qua các năm )

+ Doanh số cho vay cũng như dư nợ tăng đều qua các năm – đây là thành công của chi nhánh. Chi nhánh đã mở rộng đầu tư cho vay những chương trình kinh tế lớn của thị xã, làm phong phú thêm các mối quan hệ kinh tế như: cho vay doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân, cho vay hộ nghèo, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay tiêu dung…. Đã tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế thị xã phát triển, xoá đói giảm nghèo cho nông dân. Do vậy, doanh số cho vay, dư nợ của chi nhánh đã tăng đều qua các năm, với tốc độ tăng khá

nhanh, nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng.

+ Tích cực mở rộng dư nợ đi đôi vơi nâng cao chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức thấp, chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ.

+ Công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới, với phong cách giao dịch văn minh, lịch sự tạo được ấn tượng và uy tín với khách hàng do đó đã tăng được khối lượng khách hàng và mở rộng thị phần.

+ Nguồn thu từ việc sử dụng vốn đã tăng lên qua các năm và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu nhập.

+ Luôn theo sát hoạt động của khách hàng, khi khách hàng gặp khó khăn, ngân hàng và khách hàng tìm cách tháo gỡ như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ……

Đạt được nhưng kết quả trên là do công tác chỉ đạo điều hành đã bám sát vào mục tiêu phát triển của thị xã, xây dựng đề án kinh doanh phù hợp, đưa ra các giải pháp cụ thể có hiệu quả cao. Sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của cán bộ công nhân viên cơ quan đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng đã biết bám sát địa bàn, tiếp cận khách hàng nắm bắt yêu cầu phát triển kinh tế của từng xã, phường nhu cầu vay vốn của khách triển khai cho vay kịp thời. Đồng thời chú trọng chất lượng tín dụng thông qua công tác đào tạo, nâng cao trình nghiệp vụ, giáo dục đạo đức nghề nghiệp trách nhiệm trong công việc cho cán bộ tín dụng. Tăng cường kiểm tra đối chiếu nợ mọi sai sót phát hiện nghiêm túc chỉnh sửa nên hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tuyên truyền thông báo về cơ chế tín dụng, thủ tục, điều kiện vay vốn, lãi suất, loại vay, lịch trực cho vay của cán bộ tín dụng đến tận các tổ, xóm, xã, phường.

Một phần của tài liệu nh118 (Trang 40 - 42)

w