Kiến nghị đối với nhà nước và các ban ngành có liên quan

Một phần của tài liệu nh118 (Trang 55 - 57)

- Môi trường tự nhiên

3.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước và các ban ngành có liên quan

Nhà nước với chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế có vai trò quản lý hoạt động kinh tế chính vì thế một chính sách mới của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Trong môi trường kinh tế Việt Nam đang phát triển với nhiều biến động, để có thuận lợi cho ngân hàng nhà nước cần phải:

+ Tạo môi trường khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn Hiên nay, nước ta khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn do vậy nhà nước cần đưa ra những chính sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn

nhất là vùng dân trí còn nghèo lại chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như hạn hán, bão lụt ảnh hưởng rất nhiều đến mùa màng và cuộc sống của người dân như địa bàn chi nhánh đang hoạt động vì thế nhà nước cần tạo ra những chính sách phù hợp để nâng cao đời sống của các vùng nông thôn, khuyến khích nông dân làm kinh tế trang trại, kinh tế biển, phát triển chăn nuôi….Để thực hiện điều đó trước hết nhà nước cần phải có các dự án lớn hỗ trợ từng vùng, miền, xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống đê điều, giao thông thuận lợi để khuyến khích đầu tư. Có những chính sách ưu đãi về thuế và tím đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp……Hiện việc tạm thu thuế nông nghiệp là một chính sách vô cùng đúng đắn, giúp cải thiện đời sống. Do vậy, trong thời gian tới nhà nước nên tiếp tục nghiên cứu những biện pháp để hỗ trợ nông dân từng bước xoá đói giảm nghèo và nâng cao dân trí.

Hơn nữa do đặc điểm ngành nghề nên nông dân chỉ có việc làm khi đến vụ, do vậy nhà nước cần mở những lớp làm nghề truyền thống, giúp nông dân có thể tận dụng thời gian của mình đồng thời bảo tồn được giá trị truyền thống của dân tộc và giảm gánh nặng lên các thành phố vì khi hết vụ nông dân thường ồ ạt kéo nhau lên thành phố để kiếm việc làm.

Ngoài ra nhà nước cần có chính sách tập trung vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn về một đầu mối ( như nguồn vốn ODA, vốn phát triển các xã vùng II, III, miền núi, nguồn vốn của các tổ chức tiền tệ quốc tế ) để đầu tư có trọng điểm, phát huy hiệu quả cao nhất của đồng vốn đầu tư.

Hiện nay ngân hàng đang chú trọng cho vay có tài sản đảm bảo, khai thác mọi tài sản hợp pháp của khách hàng để làm bảo đảm nợ vay, tăng tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo trong tổng dư nợ từ đó tăng chất lượng cho vay. Tuy nhiên quá trình bảo đảm tiền vay còn gặp phải một số khó khăn như:

+ Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng trên đất triển khai chậm làm cho việc thực hiện các thủ tục bảo đảm tiền vay bằng bất động sản gặp nhiều khó khăn, người vay có tài sản là động sản nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận hoặc chưa được ghi nhận tài sản trên đất nên không thể thế chấp vay tiền được của ngân hàng.

+ Các ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các thủ tục công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm là bất động sản: Các phòng công chứng quá tải, việc công chứng, chứng thực mất nhiều thời gian, nhận thức và cách làm của cán bộ tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm yêu cầu thủ tục, chưa đúng với tinh thần của pháp luật dẫn đến phiền hà cho người vay tiền. Chính vì vậy nhà nước cần đưa ra những biện pháp để cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, hướng tới sự đơn giản, thuận tiện, dể hiểu, song vẫn đảm bảo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

Các cấp chính quyền cần phối hợp tích cực với ngân hàng trong công tác cho vay, kiểm tra và đôn đốc thu nợ. Do chính quyền địa phương hiểu rất rõ tình hình của doanh nghiệp, hộ sản xuất.

Một phần của tài liệu nh118 (Trang 55 - 57)

w