Nhân tố khách hàng

Một phần của tài liệu nh118 (Trang 25 - 27)

Năng lực của khách hàng

Không một khách hàng nào khi đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả nhưng nhiều khi do năng lực có hạn nên họ không thể thực hiện được ý đồ của mình. Do hạn chế về khả năng, họ không dự đoán đúng những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường hoặc do yếu kém trong quản lý, trong việc giới thiệu, quảng cáo sản phẩm mà hoạt động của khách hàng không thể phát triển hoặc do thiếu kinh nghiệm trên thương trường mà doanh nghiệp dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh... Tất cả những điều đó khiến cho chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng ngoài ý muốn của cả ngân hàng lẫn khách hàng.

Sự trung thực của khách hàng

Nếu khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích thì xác suất xảy ra rủi ro sẽ giảm đi đáng kể vì tính khả thi của dự án cũng đã được Ngân hàng thẩm định một cách kỹ càng trước khi ra quyết định cho vay. Chẳng hạn như sử dụng vốn vay đầu tư vào tài sản cố định, vào bất động sản, sau đó các tài sản này bị sụt giá dẫn đến việc doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng. Các doanh nghiệp còn chiếm dụng vốn lẫn nhau dẫn đến các doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

Rủi ro trong kinh doanh của khách hàng sẽ xảy ra nếu việc tính toán triển khai dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của khách hàng không khoa học, không thực hiện kỹ càng...Tuy nhiên trong một số trường hợp cho dù phương án sản xuất kinh doanh của người đi vay đã được tính toán một cách chi tiết, khoa học, chính xác đến mức tối đa thì công việc đầu tư vẫn luôn chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro do những thay đổi bất ngờ, ngoài ý muốn và bất khả kháng của các điều kiện sản xuất kinh doanh, gây tác động xấu đến công việc làm ăn, mang lại rủi ro cho khách hàng. Ví dụ các thiệt hại doanh nghiệp phải gánh chịu do sự biến động của thị trường cung cấp như: khi giá cả nguyên vật liệu biến động tăng vọt làm tăng giá thành công xưởng của sản phẩm, nếu giá bán của sản phẩm không thay đổi nó sẽ làm cho thu nhập tạo ra trên một sản phẩm giảm, làm giảm tổng lợi nhuận được của cả dự án, ảnh hưởng xấu tới việc trả nợ ngân hàng. Nếu đảm bảo thu nhập của mình, doanh nghiệp nâng giá bán của sản phẩm lên thì điều này sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, khả năng thu hồi vốn sản xuất bị chậm trễ, dễ dàng vi phạm việc trả nợ ngân hàng về mặt thời hạn.

-Tình hình kinh tế - xã hội

Bất kỳ một sự biến động nào của nền kinh tế cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Lĩnh vực ngân hàng cũng vậy, là chủ thể trung gian trong nền kinh tế hoạt động ngân hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp khi nền kinh tế có biến động đặc biệt là hoạt động tín dụng. Một nền kinh tế ổn định, lạm phát ở mức vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng cao và ngược lại. Ngoài ra chu kỳ phát triển kinh tế cũng có tác động không nhỏ, trong thời kỳ suy thoái, lạm phát kéo dài khi đó hoạt động tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn do nhu cầu vốn tín dụng giảm. Trong thời kỳ hưng thịnh, nhu cầu vốn tín dụng tăng, rủi ro tín dụng

giảm. Chính sách lãi xuất cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng và một số nhân tố khác.

Hơn nữa, bên cạnh môi trường kinh tế là môi trường xã hội, do quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin đó là lòng tin được thiết lập giữa ngân hàng và khách hàng. Môi trường xã hội ổn định và phát triển với những khách hàng có phẩm chất đạo đức, có trình độ dân trí cao, có hiểu biết về các hoạt động ngân hàng, những khách hàng đó sẽ thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả do vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Như vậy, môi trường chính trị - xã hôi ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động kinh doanh có hiệu quả, kinh tế đất nước sẽ phát triển và do vậy chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng được đảm bảo và nâng cao.

- Các quy định pháp luật

Ngân hàng hoạt động không chỉ chịu sự giám sát điều hành của pháp luật, mà còn chịu sự giám sát điều hành của luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng. Do vậy, nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ sẽ làm cho hoạt động kinh doanh gặp phải nhiều khó khăn, gây bất lợi cho ngân hàng. Ngược lại, nếu pháp luật tạo môi trường pháp lý cho mọi hoạt động kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Bởi thế, chỉ trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm ngặt và đồng thời có môi trường pháp lý đồng bộ thì quan hệ tín dụng mới đảm bảo.

Một phần của tài liệu nh118 (Trang 25 - 27)

w