VÀI NÉT VỀ THỊTRƯỜNG DƯỢC PHẨM VIỆT NAM NĂM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự vận dụng chính sách sản phẩm và chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh của công ty dược phẩm Janssen – Cilag tại Việt Nam, giai đoạn 2003 - 2008 (Trang 28 - 31)

d) Bán hàng cá nhân

1.3. VÀI NÉT VỀ THỊTRƯỜNG DƯỢC PHẨM VIỆT NAM NĂM

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến kinh tế thế giới suy giảm, lạm phát tăng cao, sự diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh nhưng theo đánh giá của Cục quản lý Dược Việt Nam năm 2008, lĩnh vực dược phẩm vẫn tiếp tục tăng trưởng khá mạnh.

Điều này được thể hiện bằng số doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài đầu tư và xuất khẩu thuốc vào thị trường Việt Nam cũng tăng nhanh cả về số

lượng và quy mô, cùng với đó là giá trị tiền thuốc của người dân và số giấy phép đăng ký tăng cao. Tính đến hết năm 2008 đã có 439 doanh nghiệp dược nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam, tăng 68 doanh nghiệp so với năm 2007. Những quốc gia có nhiều công ty dược phẩm cũng như đăng ký thuốc nhiều nhất trên thị trường Việt Nam là Ấn Độ (98 DN), Hàn Quốc (45DN), Trung Quốc, Pháp, Đức.

Trong năm 2008, có 2.300 loại thuốc nước ngoài được cấp SĐK lưu hành tại Việt Nam, chủ yếu là kháng sinh, kháng viêm. Thuốc nhập khẩu tăng đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho công tác phòng và chữa bệnh của nhân dân. Bác sỹ và bệnh nhân có nhiều lựa chọn thuốc hợp lý hơn trong điều trị.

Cùng với sự tăng trưởng GDP, tiền thuốc bình quân đầu người đạt 16,45 USD tăng 3,06 USD so với năm 2007 (tăng 22,8%). Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng năm 2008 đạt trên 1,4 tỷ USD trong đó thuốc sản xuất trong nước đạt 715 triệu USD chiếm 15,18% trên tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [7].

Bảng 1.8. Một số chỉ tiêu ngành dược Việt Nam năm 2008

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng giá trị tiền thuốc

sử dụng (1000USD) 609 708 871 956 1.136 1.426

Tiền thuốc bình quân

Hình1.13. Tốc độ tăng trưởng tiền thuốc bình quân đầu người

Sau hơn 10 năm thực hiện nguyên tắc tiêu chuẩn “thực hành tốt sản xuất thuốc” GMP, đến nay hệ thống các doanh nghiệp sản xuất đã phát triển tương đối mạnh. Tính đến hết năm 2008, cả nước có 89 nhà máy đạt GMP trong đó có 22 nhà máy đầu tư nước ngoài.

Việc thực hiện GMP hoá đòi hỏi các đơn vị trong nước phải đầu tư về vốn và nhân lực, trong đó phải nhập khẩu thiết bị hiện đại, mua dây chuyền công nghệ cao. Nhờ đó thuốc sản xuất trong nước đã đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, có đủ các dạng bào chế dung dịch, tiêm truyền, thuốc tiêm, thuốc kháng sinh, thuốc tiêm bột đông khô, viên nang mềm, viên sủi.

Thuốc sản xuất trong nước đã phủ được 27 nhóm tác dụng dược lý của WHO nhưng phân bố không đều, tập trung vào các dạng bào chế và tác dụng thông thường như: nhóm chống nhiễm khuẩn – ký sinh trùng, hạ nhiệt giảm đau, vitamin và thuốc bổ [7].

Tuy nhiên, sự phát triển của ngành Dược vẫn phụ thuộc nhiều vào yếu tố nước ngoài. Hiện nay, thuốc nhập khẩu vẫn chiếm vị trí quan trọng khi cung ứng tới 60% trị giá thuốc cho thị trường thuốc trong nước, trong đó có nhiều loại thuốc đặc trị, chuyên khoa sâu, thuốc có công nghệ cao mà Việt Nam chưa sản xuất được.

Đối với thuốc được sản xuất trong nước và các doanh nghiệp nội địa vẫn còn phụ thuộc tới 90% nguồn nguyên liệu từ nước ngoài.

Mạng lưới cung ứng, phân phối thuốc còn phát triển chậm, phân tán, khép kín, độc quyền. Các đơn vị công ty kinh doanh phân phối quy mô còn nhỏ, năng lực còn yếu, thiếu kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn kênh phân phối của nhiều công ty.

Thị trường Việt Nam cạnh tranh chưa lành mạnh, việc nhái mẫu mã, nhãn mác vẫn còn diễn ra...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự vận dụng chính sách sản phẩm và chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh của công ty dược phẩm Janssen – Cilag tại Việt Nam, giai đoạn 2003 - 2008 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w