Môi trường chính trị- pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động marketing xuất khẩu và thường được nghiên cứu theo 3 phương diện.
- Môi trường của nước xuất khẩu: Môi trường này có ảnh hưởng đến marketing xuất khẩu của các công ty xuất khẩu thông qua việc tạo cơ hội xuất khẩu, áp dụng các biện pháp bảo vệ xuất khẩu, hình thành các khu vực sản xuất cho xuất khẩu. Các yếu tố cơ bản của môi trường chính trị- pháp luật của nước xuất khẩu bao gồm:
+ Cấm vận và trừng phạt kinh tế
+ Kiểm soát xuất khẩu: kích thích, yểm trợ, quản lý và hạn chế xuất khẩu + Kiểm soát nhập khẩu: thuế, giấy phép
+ Điều tiết hành vi kinh doanh quốc tế
- Môi trường chính trị- pháp luật của nước nhập khẩu: Ảnh hưởng của chính quyền sở tại đối với các doanh nghiệp nước ngoài thay đổi đáng kể từ nước này sang nước khác. Người làm marketing xuất khẩu cần xem xét các vấn đề sau đây của môi trường chính trị- pháp luật:
+ Thái độ đối với việc mua hàng ngoại nhập và với các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu dân cư có tâm lý “sính” hàng ngoại và nhà nước thì mong muốn và khuyến khích đầu tư nước ngoài thì đó là những thuận lợi và cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài. Còn nếu, dân cư có tâm lý bài trừ ngoại ngoại nhập, chính phủ quy định hạn ngạch nhập khẩu rất chặt chẽ, khống chế ngoại tệ chuyển ra nước ngoài. Thì đó là những thách thức đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
+ Sự ổn định chính trị: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài có được an toàn và thuận lợi hay không phụ thuộc rất lớn vào sự ổn định chính trị của quốc gia đó. Hệ thống chính trị của một số nước có thể dễ bị thay đổi và do đó, chính sách đối với tư bản và hàng hóa nước ngoài cũng bị thay đổi. Người làm marketing xuất khẩu trong những thị trường mà môi trường chính trị không ổn định phải thích ứng chiến lược với những đặc điểm của môi trường đó.
+ Quy định về tỷ giá chuyển đổi: nhà xuất khẩu hoặc đầu tư đều muốn được thanh toán bằng những đơn vị tiền tệ có giá trị. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp xuất
khẩu bị thiệt hại do đồng tiền thanh toán bị kiểm soát chặt về tỷ giá, hoặc tiền tệ không thể chuyển đổi, thậm chí bị thanh toán bằng những hàng hóa khó bán được. + Thủ tục hành chính: Đó có thể là thủ tục hải quan, thu thập thông tin và tiếp xúc thương mại. Thủ tục hành chính nhanh chóng gọn nhẹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà xuất khẩu hoặc đầu tư. Ngược lại nếu thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp nhiều khi làm nản lòng các nhà xuất khẩu và thường kéo theo nạn “hối lộ”.