Nguyên nhân của các nhược điểm

Một phần của tài liệu MARKETING XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 62 - 64)

Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những nhược điểm trên của công ty nhưng tựu chung lại có các nguyên nhân chính sau:

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất có thể khảng định nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh và thực hiện marketing của công ty còn thiếu dẫn đến nhà xưởng, máy móc thiết bị của công ty chưa được đầu tư đồng bộ và hoàn chỉnh. Vốn thiếu ảnh hưởng đến việc đầu tư cho phát triển sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng kênh phân phối cũng như chi cho hoạt động quảng cáo…Đây là một thực tại mà công ty cần phải có những biện pháp nhằm khắc phục trong thời gian tới.

Thứ hai là trình độ nhân viên làm marketing còn nhiều hạn chế. Trình độ chuyên môn yếu kém trong thuê tàu, mua bảo hiển, trong thanh toán, thiết kế sản phẩm, trong quảng cáo và xúc tiến bán hàng…Những tồn tại đó làm giảm hiệu quả hoạt động marketing cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ ba là 80% nguyên liệu dùng trong sản xuất phải nhập khẩu, do đó ảnh hưởng đến tính chủ động của doanh nghiệp trong sản xuất đồng thời mang đến những rủi ro lớn trong sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp không thể lường trước như khi có sự biến động bất lợi từ nhà xuất khẩu nước ngoài khiến họ không thể cung cấp đủ số lượng theo đơn đặt hàng của công ty hoặc cung cấp chậm tiến độ hoặc đòi tăng giá…điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ sản xuất, tiến độ giao hàng, giá cả sản phẩm của công ty, làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của công ty.

Thứ tư là việc lập kế hoạch marketing chưa xác định rõ mục tiêu, việc tổ chức thực hiện chưa có sự phân công rõ ràng và sự phối hợp chặt chẽ, quy trình kiểm tra chưa sát sao và chưa có chính sách thưởng phạt hợp lý nhằm động viên khuyến khích nhân viên làm marketing.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Việc cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong nước, đã tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu ép giá, thậm chí chuyển từ đơn hàng sản xuất FOB trước đây sang gia công. Hiện nay mỗi doanh nghiệp tự đưa ra một mức giá gia công riêng, nên

nhà nhập khẩu “chảnh”, ép giá, sẵn sàng chuyển đơn hàng sang công ty khác nếu doanh nghiệp không chịu mức giá thỏa thuận. Vì sự sống còn của doanh nghiệp và để có việc làm cho công nhân, doanh nghiệp đành phải chấp nhận gia công với cái giá không mong muốn. Nhà nhập khẩu đã nắm được điểm yếu này và cũng biết rõ là đang có nhiều doanh nghiệp xếp hàng để nhận làm với giá thấp hơn. Đó là nỗi bức xúc rất lớn, nhưng tự một vài doanh nghiệp không thể làm thay đổi được điều này mà đòi hỏi phải có sự can thiệp của Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Thực tế đó cho thấy, rõ ràng, các doanh nghiệp trong nước đang tự giết nhau, nhận phần thiệt về mình, còn cái lợi thì để cho nhà nhập khẩu hưởng. Điều này cũng đang làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ, khi Bộ Thương mại Mỹ đưa ra cơ chế giám sát chống phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam.

- Có một thực tế hiện nay đó là, nhờ có sự phát triển của công nghệ thông tin nên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận được với thị trường và khách hàng nước ngoài một cách dễ dàng hơn. Tuy thị trường nước ngoài là thị trường đầy tiềm năng nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn những rủi ro rất lớn mà doanh nghiệp khó có thể lường trước. Mặc khác bản thân một doanh nghiệp khó có thể tự mình nhận biết và vượt qua các trở ngại do môi trường kinh doanh gây ra. Trong trường hợp này đòi hỏi vai trò rất lớn của Bộ Công thương trong việc cung cấp thông tin, dự báo những biến động bất lợi từ phía thị trường nước ngoài để các doanh nghiệp có các biện pháp nhằm vượt qua các trở ngại trên. Tuy nhiên, trên thực tế Bộ Công thương chưa thực sự làm tốt vai trò này.

- Vai trò của Bộ Công thương trong việc thực hiện xúc tiến thương mại chưa thực sự được thể hiện rõ. Trong hoạt động ngoại giao của mình, các quan chức của Bộ chưa thực sự tạo ra cầu nối giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nhân và doanh nghiệp nước ngoài, chưa giới thiệu và khuyếch trương được hình ảnh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng đến các khách hàng nước ngoài. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp.

Chương 3. Giải pháp marketing xuất khẩu đối với Công ty may Thăng Long

Một phần của tài liệu MARKETING XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w