Cơ hội đối với công ty

Một phần của tài liệu MARKETING XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 65 - 66)

- Sự trở lại của các vị khách hàng Mỹ: Cách đây không lâu, Công ty Cổ phần May Thăng Long, chỉ hoạt động cầm chừng, phải chịu lỗ, do không có đơn hàng. Tuy nhiên, hiện nay, mọi sự đã khác, đơn hàng của Công ty xuất đi Hoa Kỳ đã kín hết cả quý I/2008. Không chỉ các nhà nhập khẩu cũ quay trở lại, mà một số nhà nhập khẩu lớn khác tại Hoa Kỳ cũng đã tìm đến với công ty. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty nên đây là một cơ hội lớn mà công ty cần nắm bắt và khai thác tốt.

- Để khắc phục và chủ động hơn về nguồn nguyên liệu cho sản xuất, Chính phủ đã có chiến lược phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ. Một tín hiệu rất đáng mừng là các nhà đầu tư về nguyên liệu, trong đó có các doanh nghiệp nước ngoài đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất về tơ sợi. Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất vải, sợi và phụ liệu. Đây là một điều kiện thuận lợi giúp công ty chủ động hơn về nguồn nguyên liệu cho sản xuất, là tiền đề để công ty giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

3.1.2. Thách thức đối với công ty

- Trong xu thế hội nhập quốc tế, sản phẩm ngành Dệt may nói chung và sản phẩm của công ty nói riêng đang bị cạnh tranh quyết liệt. Trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất các sản phẩm tung ra thị trường với giá cả thấp hơn giá cả của công ty. Ngoài cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp trên cùng khu vực thị trường, việc đáp ứng thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm đang là thách thức lớn của công ty cũng như toàn ngành. Bên cạnh đó để có được đơn hàng lớn công ty còn phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng về thực hiện tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000…

- Do biến động của thị trường trong xu hướng toàn cầu hoá đã gây ảnh hưởng đến đơn giá gia công của công ty làm đơn giá gia công giảm. Chi phí sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng do giá dầu thế giới tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sức mua của thị trường giảm đã ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm trong nước.

- Một số khách hàng có quan hệ hợp đồng sản xuất kinh doanh với công ty bị phá sản hoặc làm ăn thua lỗ kéo dài không có khả năng thanh toán ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu MARKETING XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w