Giá xuất khẩu

Một phần của tài liệu MARKETING XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 55 - 57)

- Quyết định về giá xuất khẩu

Chính sách giá của công ty nhằm đảm bảo mục tiêu của công ty đó là đảm bảo lợi nhuận, đảm bảo doanh số, đảm bảo mục tiêu thị phần. Để thâm nhập thị trường mới, công ty áp dụng chính sách định giá thấp hơn giá đối thủ cạnh tranh do triệt để

tiết kiệm giảm chi phí đầu vào để hạ giá thành. Còn thị trường nước ngoài để thâm nhập thị trường mới (thu hút được nhiều nhà nhập khẩu đến đặt hàng) công ty áp dụng chính sách giá phù hợp với giá thị trường. Giá hàng may mặc xuất khẩu của công ty ở thị trường nước ngoài là giá cho một thị trường tại một quốc gia cụ thể, do đó công ty luôn phải nghiên cứu các vấn đề như nhu cầu của thị trường, các yếu tố chi phí…khi ra quyết định về giá xuất khẩu:

+ Xác định mục tiêu của công ty tại thị trường cụ thể: Đảm bảo việc thâm nhập thị trường, củng cố vị trí, thị phần của công ty hay phát triển mở rộng hoạt động của công ty

+ Nghiên cứu các yếu tố chi phí như chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, chi phí marketing…

+ Nghiên cứu các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm của công ty như nhu cầu thị trường, mức độ cạnh tranh, các quy định của Chính phủ các nước về thuế, hạn ngạch…

+ Lựa chọn kỹ thuật định giá: Định giá trên cơ sở tính toán các yếu tố chi phí liên quan đến sản phẩm và cộng thêm phần lợi nhuận mục tiêu của công ty

- Quyết định chiết khấu

Để khuyến khích khách hàng trong việc mua và thanh toán nhằm tăng cường lợi thế trên thị trường, tăng khả năng thâm nhập thị trường, May Thăng Long thường áp dụng các hình thức chiết giá và bớt giá sau:

+ Chiết giá cho số lượng mua lớn: áp dụng đối với các đối tác đặt mua hàng với số lượng lớn và là bạn hàng thường xuyên của công ty

+ Chiết giá do thanh toán sớm: áp dụng đối với đối tác hoàn trả tiền trước thời hạn quy định trong hợp đồng, giúp công ty tăng khả năng quay vòng vốn lưu động

+ Chiết giá thời vụ: áp dụng đối với người mua trái thời vụ nhằm khuyến khích người mua vào những lúc nhu cầu và tình hình sản xuất ít căng thẳng

+ Bớt giá: áp dụng trong trường hợp giải phóng hàng tồn kho, hàng hỏng, hàng lỗi…

Cũng như các công ty khác của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài, May Thăng Long sử dụng phương thức giao hàng FOB tại cảng Hải Phòng. Điều kiện giao hàng này giúp công ty giảm thiểu được nghĩa vụ của người bán trong các điều kiện về hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm, các rủi ro và chi phí thông quan, quá cảnh hàng hoá…đồng thời công ty chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ chủ yếu như cung cấp hàng hoá, chịu mọi rủi ro và chi phí để thông quan xuất khẩu, cung cấp hoá đơn thương mại, thư điện tử tương đương, kiểm tra đóng gói bao bì…

- Quyết định về thanh toán

+ Đồng tiền thanh toán: Trong đàm phán kí kết các hợp đồng xuất khẩu, May Thăng Long luôn thoả thuận với đối tác nước ngoài lấy một đồng tiền mạnh duy nhất làm đồng tiền tính giá khi ký kết hợp đồng và đồng tiền thanh toán khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Đó thường là các đồng tiền mạnh, có giá trị ổn định, có khả năng chuyển đổi cao như USD (Mỹ), GBP (Anh), JBP (Nhật Bản)…Điều này giúp công ty tránh được các tác động khi có sự biến động tỷ giá hối đoái.

+ Phương thức thanh toán: Để đảm bảo an toàn trong thanh toán và sự cam kết thực hiện hợp đồng xuất khẩu giữa các bên, May Thăng Long đàm phán với các đối tác sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C). Việc sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ sẽ đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của các bên nhờ sự đảm bảo của ngân hàng phát hành L/C và ngân hàng thông báo L/C giúp công ty giảm thiểu tối đa các rủi ro trong thanh toán.

Một phần của tài liệu MARKETING XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w