- Sự chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ và lãnh đạo địa phương thiếu sự đồng bộ và kiên quyết khi tiến hành CPH:
2.2.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý
Quá trình CPH DNNN ở nước ta, tuy là quá trình chuyển đổi một bộ phận thuộc sở hữu xã hội, sở hữu toàn dân thành đa sở hữu, nhưng về mặt bản chất đây là một trong những nội dung quan trọng của quá trình hoàn thiện quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Cụ thể là phải tìm một hình thức quản lý công ty CP vừa phát huy quyền lợi thiết thân và trách nhiệm đầy đủ của người lao động, cổ đông, Hội đồng quản trị (HĐQT) của công ty CP, vừa bảo đảm quản lý một cách dân chủ, nâng cao hiệu quả sử dụng những tài sản của doanh nghiệp, trong đó có một phần đáng kể hay CP chi phối của sở hữu nhà nước.
Ban giám đốc, Hội đồng quản trị của công ty cần quán triệt, xác định một cách rõ ràng, dứt khoát, thống nhất cao độ về chủ trương tổ chức, hoạt động, điều lệ quy định của công ty về Hội đồng quản trị và giám đốc, quyền hạn của các cổ đông, chế độ chính sách đối với người lao động.
Quản trị công ty CP hiện nay là một vấn đề quan trọng. Hệ thống quản trị của công ty bao gồm một loạt các nguyên tắc xác định những mối quan hệ (quyền lợi và trách nhiệm) giữa các cổ đông, các nhà quản lý công ty, các chủ nợ, Chính phủ, những bên tham gia nắm giữ quyền lợi khác nhau trong công ty và những cơ chế trực tiếp hoặc gián tiếp để thực thi những nguyên tắc này. Những nội dung chính của quản trị công ty bao gồm: cơ cấu sở hữu, việc bảo vệ và kiểm soát các cổ đông, kiểm soát và bảo vệ các chủ nợ, thị
trường chuyển nhượng, quyền kiểm soát công ty, cạnh tranh thị trường và tài chính công ty. Đây là những vấn đề rất mới đối với các đơn vị so với trước đây. Do đó cần thực hiện các cách thức sau để giải quyết vấn đề quản trị công ty sau CPH
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chung về luật pháp cho những người lao động và cán bộ quản lý công ty về quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông, của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý trong công ty như Đại hội cổ đông, HĐQT, trình tự và thủ tục thông qua các quyết định quan trọng của công ty nhằm làm cho cổ đông, đặc biệt cổ đông là người lao động nắm được, tránh xảy ra những xung đột trong nội bộ công ty hoặc làm cho việc “làm chủ” của người lao động và cổ đông thiểu số chỉ là hình thức hoặc “dân chủ” quá trớn do họ không hiểu về công ty cổ phần và hoạt động của công ty. Tù đó đảm bảo cho hoạt động của các đơn vị thực sự hiệu quả.
Tổ chức nghiên cứu nhằm phát hiện các vấn đề của quản trị công ty, tổ chức đào tạo, tập huấn về quản trị công ty cổ phần.
Kiểm soát việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập trong 3 năm đầu để hạn chế việc chuyển nhượng cổ phần không đúng pháp luật cho cổ đông khác.
Có quy định cụ thể tiêu chuẩn giám đốc, nếu 2 năm lãnh đạo hoạt động SXKD không có lãi thì thay giám đốc mới để tạo sức ép nâng cao trình độ, trách nhiệm của giám đốc và động viên giám đốc. Thậm chí sẽ đi thuê những giám đốc điều hành giỏi ở bên ngoài về để điều hành công ty.
Tổ chức đào tạo những cán bộ quản lý và chuyên môn giỏi để dần dần hình thành một đội ngũ có năng lực cho công ty. Ngoài ra công ty cần có chính sách, cơ chế khuyến khích những nhân tài thực sự.
Muốn phát triển lâu dài và vững chắc công ty sẽ phải đầu tư củng cố những bộ phận hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường đồng thời phải có kế hoạch xây dựng những bộ phận hoạt động trong các lĩnh vực mới để có thể mở rộng thị trường, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Trước mắt tiến hành các bước chuẩn bị để xây dựng một phòng chuyên môn mạnh khai thác thị trường, Củng cố tăng cường năng lực và khả năng chuyên môn cho phòng kinh doanh XNK, thông tin xúc tiến thương mại. Chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng Hội nhập kinh tế quốc tế, mở các văn
phòng, chi nhánh đại diện ở hai đầu đất nước đó là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm mở rộng thị trường và đáp ứng yêu cầu phát triển của các công ty. Bên cạnh đó, các đơn vị phải tập trung đào tạo được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ khoa học kỹ thuật vừa có trình độ quản lý kinh doanh giỏi. Trên cơ sở đó công ty có thể phân cấp quản lý và giao quyền chủ động nhiều hơn nữa cho các trung tâm, chi nhánh trực thuộc và các bộ phận trong công ty.
Cải tiến cơ chế tuyển chọn, đề bạt đánh giá người lãnh đạo và công tác quản lý của công ty. Trên thực tế, người lãnh đạo doanh nghiệp có sự khác biệt với cơ quan hành chính. Vì vậy, công ty nên xã hội hóa phương thức và tiêu chuẩn tuyển chọn, đề bạt lãnh đạo doanh nghiệp cũng như cơ chế đánh giá thành tích, hiệu quả kinh doanh. Cổ đông có thể căn cứ vào sự biến động giá trị cổ phiếu trên thị trường và thông tin công bố công khai của công ty để tìm hiểu thành tích, thông qua việc bán và mua và cổ phiếu để thực thi quyền hành thuộc sở hữu đối với công ty. Cổ đông và HĐQT căn cứ vào tình hình thực hiện các chỉ tiêu của công ty để đánh giá công việc, thành tích của công ty, nắm quyền bỏ phiếu tín nhiệm người lãnh đạo công ty.
Cần bồi dưỡng nâng cao kiến thức cán bộ lãnh đạo cũng như các cổ đông về kinh tế thị trường, về cơ hội thách thức hội nhập. đặc biệt là các phương thức xử lý các vấn đề xảy ra sau quá trình CPH.
Khuyến khích các cán bộ tham gia thi tuyển giám đốc để được lựa chọn đảm nhận chức trách lãnh đạo trong công ty. Khuyến khích và có các giải pháp đối với các cán bộ
thiếu năng lực, giúp họ tự nguyện xin rút khỏi ban lãnh đạo cũ của công ty để được hưởng sự phân công công tác cho phù hợp ở các bộ phận khác. Đồng thời cần nghiên
cứu giải quyết thỏa đáng quyền lợi đối với các cán bộ lãnh đạo công ty, đặc biệt là khi các đối tượng này không tiếp tục đảm trách các chức vụ này tại công ty.
Trong thời gian tới cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện và áp dụng rộng rãi cơ chế thuê giám đốc điều hành từ những người có trình độ chuyên môn, trách nhiệm và các năng lực cần thiết nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Thậm chí có thể thuê những nhà quản lý, giám đốc có trình độ cao của nước ngoài phù hợp với Bộ luật Lao động và các thỏa thuận tự nguyện khác.
Cần nâng cao hiệu quả cơ cấu quản lý của các đơn vị. Một cơ cấu quản lý có hiệu quả được thể hiện ở sự hợp tác lâu dài giữa những người có quan hệ lợi ích trên cơ sở cân đối trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích. Trước mắt, mấu chốt của tính sáng tạo trong cơ cấu quản lý các đơn vị là đồng thời với việc xác lập quyền tài sản pháp nhân, cần kiến lập cơ chế ràng buộc và giám sát trên hai mặt:
Thông qua việc bố trí những người có quan hệ lợi ích trong nội bộ đơn vị để nâng cao hiệu quả của cơ cấu quản lý đơn vị. Trên cơ sở làm cho lợi nhuận và rủi ro của con người cân xứng với nhau, hình thành cơ chế ràng buộc giữa người sở hữu, người kinh doanh và những người có quan hệ lợi ích khác nhau, vừa bảo vệ quyền lợi của cổ đông với tư cách là chủ sở hữu, quyền tự chủ đầy đủ là chủ thể kinh doanh của đơn vị. Đồng thời, có thể kiểm soát và ràng buộc người trong nội bộ công ty lợi dụng sự trao quyền của người sở hữu, có hành vi trục lợi để tối đa hóa lợi ích của mình.
Các công ty phải thông qua việc tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng để nâng cao hiệu suất của cơ cấu quản trị bên ngoài công ty. Sự tồn tại và cạnh tranh hoàn hảo của thị trường sản phẩm và thị trường vốn không chỉ làm cho người chủ sở hữu và người có quan hệ lợi ích có được thông tin trung thực kịp thời từ trên xuống về thành tích, hiệu quả kinh doanh của đơn vị, hình thành các hình thức xử lý hành vi vi phạm của người đại diện, mà hơn thế còn có thể thông qua cơ chế mạnh thắng, yếu bị đào thải, để kích thích và ràng buộc hành vi của người kinh doanh.