Vấn đề giải quyết lao động dôi dư sau cổ phần hoá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề sau cổ phần hóa các DNNN trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng pot (Trang 39 - 40)

- Sự chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ và lãnh đạo địa phương thiếu sự đồng bộ và kiên quyết khi tiến hành CPH:

1.2.2.5.Vấn đề giải quyết lao động dôi dư sau cổ phần hoá

Việc giải quyết số lao động dôi dư sau CPH là vấn đề nan giải đối với doanh nghiệp, nhất là khi Nghị định 41 của Chính phủ không được áp dụng cho những đơn vị CPH trước 12 tháng khi Nghị định ra đời. Để đáp ứng đòi hỏi của quá trình phát triển, số cán bộ, công nhân năng lực yếu kém sẽ phải nghỉ việc, nhưng có người đã có quá trình làm việc lâu năm, nên việc xử lý số lao động dôi dư nầy là một vấn đề tế nhị, làm sao đáp ứng được yêu cầu phát triển của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo cho các cán bộ, công nhân phải nghỉ hưu sớm thỏa mái, yên tâm. Đây là bài toán hết sức khó. Trong khi đó, số lao động dôi dư tại thời điểm CPH cần đào tạo, đào tạo lại để bố trí việc làm mới trong công ty cổ phần trước đây được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và CPH DNNN theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, đến nay thì DN không còn được hỗ trợ nữa khiến cho khả năng hoạt động của doanh nghiệp bị hạn chế. Hơn nữa đội ngũ cán bộ chủ chốt của một số doanh nghiệp còn kém về năng lực cũng như phẩm chất, được đề bạt trong cơ chế cũ, nay chuyển sang công ty CP không đảm đương được nhiệm vụ được giao, ở các DNNN địa phương sau khi CPH, hầu hết đều có cán bộ của Sở tài chính hoặc Sở

thương mại được cử xuống để quản lý vốn nhưng những cán bộ này nhiều người không am hiểu SXKD của CTCP, trong KD lại cần độ an toàn hơn là mạo hiểm nên dễ dẫn đến mất cơ hội.Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp sau khi chuyển đổi sở hữu, người sử dụng lao động kế tiếp muốn cơ cấu lại lao động đã gặp phải vướng mắc vì nhiều người lao động không muốn rời khỏi doanh nghiệp nên việc đàm phán lại hợp đồng lao động gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với số lượng lao động cũ chuyển sang theo hợp đồng không xác định thời hạn (thực chất là theo biên chế suốt đời). Một khó khăn nữa đối với việc giải quyết lao động dôi dư sau CPH là các cổ đông không muốn chi trả trợ cấp một lần cho họ vì sợ giảm cổ tức của mình. Vì vậy, để tháo gỡ vướng mắc sau CPH cần ban hành và thực hiện chính sách xử lý lao động dôi dư trước khi CPH, tạo đủ nguồn tài chính để thực hiện chính sách này.

Nói chung, có thể nhận thấy rằng các chế độ giải quyết lao động dôi dư tuy đã được quan tâm song chủ yếu mới tập trung vào mục tiêu giải quyết cho người lao động rời khỏi doanh nghiệp mà chưa chú ý đến việc tạo điều kiện và cơ hội cho lao động dôi dư tìm việc làm mới, để người lao động yên tâm khi rời khỏi doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề sau cổ phần hóa các DNNN trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng pot (Trang 39 - 40)