- Sự chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ và lãnh đạo địa phương thiếu sự đồng bộ và kiên quyết khi tiến hành CPH:
1.2.2.7. Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp sau cổ phần hoá
Sự quản lý nhà nước đối với các DNNN sau cổ phần còn nhiều hạn chế: Sau CPH các doanh nghiệp cần có một cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp để giúp đỡ doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật. Tuy nhiên các cơ quan trước đây trên thực tế đã “quay lưng” lại trước nhu cầu hỗ trợ của các doanh nghiệp và buông lỏng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau CPH hoặc là phân công không rõ ràng. Về phía Nhà nước, hiện nay chưa rõ cơ quan nào là đầu mối để tổng hợp và giải quyết những vướng mắc cho doanh nghiệp, chịu trách nhiệm tuyên truyền, cung cấp thông tin, phổ biến chính sách, chế độ, cũng như thông tin về công nghệ, ngành hàng v.v... cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp thu công nghệ tiên tiến. Do đó các DN CP đi vào hoạt động với điều kiện mới, thiếu sự giúp đỡ của Nhà nước, các doanh nghiệp vốn đã yếu nay càng yếu kém hơn. Ngược lại với hiện tượng trên thì việc quy định trường hợp doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty nhà nước mà khi CPH, Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối thì vẫn là thành viên của tổng công ty là chưa thỏa đáng. Đồng thời, sẽ khó khăn chấp nhận việc các doanh nghiệp, sau khi CPH vẫn được đơn vị chủ quản cũ gọi lên “định kỳ báo cáo”.
Việc Nhà nước có sự quan tâm đúng mức hỗ trợ doanh nghiệp cần CPH ngay từ đầu: xây dựng danh mục, kế hoạch CPH các DNNN, xác định giá doanh nghiệp, triển khai các thủ tục CPH và ngay cả thời kỳ đầu “hậu CPH” có ý nghĩa quan trọng “giảm sốc” cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định tâm lý, nhận
thức và tinh thần
kinh doanh.
Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định nhất đến sự thành bại của quá trình CPH doanh nghiệp qua thực tế cho thấy là việc thống nhất nhận thức và hành động giữa các cấp, đơn vị có trách nhiệm: Đảng ủy, chính quyền thành phố, cơ quan chủ quản và bản thân doanh nghiệp cần CPH. Đồng thời cần hết sức coi trọng việc hoàn thiện môi trường pháp lý, tăng các chế tài hành chính và kinh tế nhằm tăng trách nhiệm cho từng cá nhân, cấp cụ thể trong quá trình CPH.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quy định Nhà nước và các thông tin liên quan đến doanh nghiệp sẽ CPH cũng tỏ ra có nhiều tác động tích cực đến nâng cao nhận thức, củng cố quyết tâm và tạo cơ hội thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình CPH DNNN. Công tác hỗ trợ và hoàn thiện quản lý doanh nghiệp hoạt động, định hướng, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quá trình CPH DNNN, đạt mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội mà Đảng và Nhà nước đặt ra. Một mặt, cần hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau CPH, trong đó có quan hệ giữa các cơ quan chủ quản cũ, cơ quan sở, ngành với doanh nghiệp trong các nội dung, khía cạnh hoạt động của đời sống doanh nghiệp; Mặt khác cần hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ doanh nghiệp theo đúng mô hình doanh nghiệp cổ phần. Phát huy dân chủ, tinh thần trách nhiệm, tự giác, chủ động, sáng tao, bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của người lao động và cổ đông doanh nghiệp sau CPH và đáp ứng các yêu cầu quản lý, kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường đầy cạnh tranh. Đồng thời Nhà nước Trung ương và địa phương cần quan tâm hỗ trợ đúng mức, thích hợp doanh nghiệp sau CPH về tín dụng, tài chính, thông tin xúc tiến thị trường, đào tạo và đào tạo lại lãnh đạo, người lao động của doanh nghiệp.