Quy tắc, tiêu chuẩn về lao động, tiền lương, môi trường, hướng dẫn doanh nghiệp FDI thực hiện đúng các quy định của nhà

Một phần của tài liệu Tác động của FDI tới mục tiêu phát triển bền vững của việt nam (Trang 60 - 63)

I. TỔNG QUAN VỀ FDI VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

quy tắc, tiêu chuẩn về lao động, tiền lương, môi trường, hướng dẫn doanh nghiệp FDI thực hiện đúng các quy định của nhà

dẫn doanh nghiệp FDI thực hiện đúng các quy định của nhà nước

Mục đích của vấn đề này mang tính chất phòng hơn chữa trong vấn đề quan hệ lao động cũng như bảo vệ môi trường.Việc hoàn thiện xây dựng các tiêu chuẩn quy định hợp lí và chặt chẽ đi kèm với đó là các chế tài xử lí vi phạm sẽ nâng cao hiệu năng quản lí của nhà nước đối với việc thực hiện đúng quy định của các doanh nghiệp FDI. Có thể dựa trên một số tiêu chí cơ bản để đánh giá một doanh nghiệp thực hiện giải pháp môi trường tốt nhất như:

 Vận hành với các chuẩn môi trường cao mang tính toàn cầu.  Tích cực gắn kết với các đối tác địa phương.

 Chuyển giao kỹ năng và công nghệ thân môi trường tới đối tác tại nước chủ nhà.

 Đảm bảo để nước chủ nhà nhận được những lợi ích hợp lý trong FDI, đặc biệt trong các lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên.

Các cơ quan quản lý FDI cũng như quản lý môi trường cần tham khảo danh sách hướng dẫn do Tổ chức Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) xây dựng, nhằm xác định hành vi thực hiện giải pháp môi trường tốt nhất của doanh nghiệp FDI.

Bên cạnh đó Việt Nam cần phải thực hiện giải pháp kiểm soát ô nhiễm dựa trên thị trường bằng cách ban hành hạn ngạch ô nhiễm, quy định lượng khí thải được thải ra môi trường đối với các doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này đòi hỏi Việt Nam cần có một đội ngũ chuyên gia về môi trường để có thể xác định được lượng khí thải nào và khối lượng bao nhiêu được phép thải ra môi trường. Bên cạnh đó là một tổ chức thực sự minh bạch để không xảy ra những tiêu cực trong vấn đề mua bán, cấp phép hạn ngạch.

Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động, bao gồm:

 Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động.

 Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc

9. Tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng

Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tăng cường công tác quy hoạch, thực thi các quy hoạch cũng như thu hút đầu tư vào các công trình giao thông, năng lượng.

Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc-Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam- Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.v.v.

Trước mắt tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện, trong mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với các cơ sở sản xuất. Tăng cường nghiên cứu xây dựng chính sách và giải pháp khuyến khích sản xuất và sử dụng điện từ và các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời.

Khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trong đó có các công trình giao thông, cảng biển, các nhà máy điện độc lập.

Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước-Thị Vải, Lạch Huyện.v.v.

Tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng.

Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực (văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chính- viễn thông, hàng hải, hàng không) đã cam kết khi gia nhập WTO. Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu,

10. Giải pháp trong quy trình đầu tư FDI.

Trong lựa chọn đối tác đầu tư. Cần ưu tiên chọn những đối tác doanh nghiệp FDI từ những nước phát triển có các chuẩn môi trường cao, nơi có qui định chặt chẽ về công tác môi trường. Những doanh nghiệp này, ngoài khả năng sử dụng các công nghệ sạch, thường áp dụng các biện pháp quản lý môi trường tốt hơn, còn có thể gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động FDI và nền kinh tế nước chủ nhà, đặc biệt là thông qua quá trình chuyển giao tri

thức và công nghệ sạch cho các nhà thầu phụ địa phương. Cần thể chế hoá các công cụ kinh tế để khuyến khích doanh nghiệp FDI có thái độ thân thiện hơn với môi trường, nếu không doanh nghiệp chỉ thực hiện không vi phạm những qui định về tiêu chuẩn môi trường, mà không cố gắng tìm cách giảm tổng lượng chất thải và áp dụng các giải pháp phòng ngừa hiệu quả. Trong khâu cấp phép đầu tư, cần chú ý chỉ cấp phép cho các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên nào có công nghệ cao, trình độ quản lý tốt và có uy tín, hạn chế tối đa việc cấp phép cho những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đầu tư vào Việt Nam như dự án sản xuất giấy, thép... , những dự án không phù hợp với quy hoạch phát triển của Việt Nam, tạo dư thừa công suất quá lớn mà khó có triển vọng khai thác sử dụng. Trong khâu quy hoạch đầu tư, cần phải quy hoạch theo tính toán tăng trưởng của thu nhập trong nước, sự phát triển FDI để tính ra dung lượng thị trường cho sản phẩm từ đó đưa ra một số lượng dự án hợp lý.

Một phần của tài liệu Tác động của FDI tới mục tiêu phát triển bền vững của việt nam (Trang 60 - 63)