I. TỔNG QUAN VỀ FDI VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
1. Công nghiệp và xây dựng 6,303 87,800 29,
3.3 Về môi trường
Ô nhiễm môi trường: Có thể nói một trong những tác động tiêu cực nhất của FDI đối với nước nhận đầu tư là những ảnh hưởng về môi trường. Đặc biệt là tình hình xuất khẩu ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua FDI ngày càng gia tăng. Các nước đang phát triển có nguy cơ trở thành những nước có mức nhập khẩu ô nhiễm cao, nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... Hiện nay vấn đề xử lý nước thải tại Việt Nam chưa được chú trọng, hầu hết các xí nghiệp chưa có hệ thống xử lý chất thải. Các chương trình giám sát, xử phạt vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện trong khi ngày càng có nhiều dự án khai thác tài nguyên, vận chuyển dầu với hiểm họa tràn dầu có nguy cơ gia tăng trong các năm tới. Kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc cho biết tại 53 doanh nghiệp FDI cho thấy chỉ có 21 doanh nghiệp có hệ thống xử lý chất thải, đạt 39,6%. Nhiều doanh nghiệp lưu giữ hàng trăm tấn chất thải rắn, chất thải nguy hại mà chưa có hướng giải quyết hoặc lưu giữ tro thải sau khi thiêu huỷ chất thải rắn, thành phần chứa nhiều chất độc hại mà chưa có bãi chôn lấp đảm bảo; nhiều doanh nghiệp giao cho các tổ chức, cá nhân chưa có đủ điều kiện kỹ thuật thu gom, xử lý chất thải rắn càng làm cho công tác quản lý thêm khó khăn, phức tạp hơn; một số doanh nghiệp tự đốt chất thải ngay bên trong nhà máy gây ô nhiễm
không khí. Tất cả các khu công nghiệp trên địa bàn đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải sản xuất của các doanh nghiệp có thể được xử lý riêng, nhưng nhiều cơ sở không xử lý nước thải vẫn đổ thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước; chất thải rắn không có bãi chôn lấp, thu gom và tình trạng đổ thải tự do ra các bãi đất trống, ven đường đã xảy ra nhiều nơi trong tỉnh. Tất cả các nguyên nhân trên đã gây ra tình trạng môi trường của Vĩnh Phúc đang ngày càng xấu đi và có diễn biến phức tạp ở tất cả các thành phần môi trường như đất, nước, không khí; nhiều chỉ tiêu môi trường đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Công ty Vedan phá hoại môi trường Việt Nam suốt 14 năm được lấy làm ví dụ điển hình để phân tích về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Việc xả thải không qua xử lý xuống sông Thị Vải, việc trốn nộp phí môi trường suốt nhiều năm của Vedan được cho là một cách tiết kiệm để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp mà bỏ qua những quy chuẩn về môi trường.sau công ty Vedan hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp FDI bị phát giác hủy hoại môi trừng Việt Nam gây ra những hậu quả nặng nề và làm giảm tính bền vững của tăng trưởng kinh tế.Theo thống kê hiện nay mới chỉ có 250 doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn và đều thông qua các dự án hỗ trợ. Số lượng các doanh nghiệp tham gia còn khiêm tốn như vậy bởi Việt Nam hiện chưa có cơ sở pháp lý để bắt buộc hoặc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia sản xuất sạch hơn. Còn nhiều trường hợp ngân hàng không cho doanh nghiệp vay tiền để áp dụng sản xuất sạch hơn vì quan niệm đó là nhiệm vụ môi trường và phải được chi từ ngân sách nhà nước... Bởi vậy, có tình trạng có doanh nghiệp bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tư sản xuất sạch hơn trong khi các doanh nghiệp khác tự do xả các chất ô nhiễm ra môi trường và chỉ bị phạt hành chính với số tiền quá nhỏ.
Đa dạng sinh thái và cảnh quan tự nhiên: Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho ngành Du lịch Việt Nam thì sự đầu tư quá lớn và liên tục gia tăng trong những năm gần đây đã đặt môi trường tự nhiên Việt Nam trước những thách thức lớn. Nguy cơ ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, tài nguyên nước, thuỷ sản, khí hậu và gia tăng ô nhiễm các lưu vực sông. Các khu công nghiệp mở rộng làm diện tích rừng bị thu hẹp, cuộc sống, nơi cư trú của các động vật hoang dã, thực vật đã bị xáo trộn, phá hủy. Trong khi đó, vấn đề bảo vệ tốt môi trường vẫn đang là thách thức lớn đối với Việt Nam hiện nay.đáng chú ý nhất hiện nay là việc lấy đất để cung cấp cho các dự án sân golf, khu du lich nghỉ dưỡng. Có thể lấy ví dụ điển hình để triển
khai được dự án sân golf Tuyền Lâm 36 lỗ liên doanh với Hàn Quốc, người ta tính rằng Đà Lạt sẽ phải hy sinh 60 ha rừng với tổng cộng khoảng 18 – 20 nghìn cây thông. Ở nhiều nơi khác, thậm chí người ta phá cả rừng nguyên sinh để làm sân golf. Mất rừng là mất khả năng điều tiết cho các lưu vực sông, kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực về môi trường, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn. Rõ nhất là nguồn nước ngầm suy giảm, đất đai trong khu vực bị xói mòn và bạc màu nhanh chóng. Sinh cảnh thay đổi còn làm giảm số lượng các loài chim, thú; phá vỡ cân bằng sinh thái của một vùng. Theo ước tính mỗi ha sân golf sử dụng khối lượng hóa chất gấp ba lần so với cùng một diện tích canh tác nông nghiệp. Các loại hóa chất này tiêu diệt gần như toàn bộ côn trùng trên sân, kéo theo sự suy giảm các loài chim trong khu vực. Hóa chất tan chảy ra hồ ao, sông suối, ngấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Việc phun hóa chất bằng máy còn gây ô nhiễm không khí của vùng.