3.Những tác động tiêu cực 3.1 Về mặt kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của FDI tới mục tiêu phát triển bền vững của việt nam (Trang 39)

I. TỔNG QUAN VỀ FDI VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

3.Những tác động tiêu cực 3.1 Về mặt kinh tế

3.1 Về mặt kinh tế

Sự phụ thuộc về nguồn vốn: Trong một thời gian dài, Việt Nam đã theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư, trong đó FDI chiếm gần 20% tổng đầu tư toàn xã hội. Không những thế, khu vực FDI cũng đóng góp khoảng 20% cho GDP, 40% kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu thô) và 3,5% lao động trực tiếp cho nền kinh tế Việt Nam.Đồng thời, nguồn vốn FDI cũng góp phần quan trọng trong việc cải thiện cán cân thanh toán vốn bị xói mòn do nhập siêu cao gây ra. Với những thực tế này, Việt Nam là một nước có mức độ phụ thuộc vào FDI cao nhất trong khu vực. Vì vậy, sự suy giảm về FDI chắc chắn sẽ tác động hết sức tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng GDP, xuất khẩu và việc làm của nước ta. Như vậy FDI một mặt bổ sung vốn cho sự phát triển nền kinh tế nhưng mặt khác nếu không có chính sách phát triển tăng sự đóng góp vốn đầu tư xã hội của khu vực kinh tế trong nước sẽ dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của việt nam là “tạo ra nền kinh tế chủ động “

Sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề, vùng lãnh thổ: Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do đó những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa lại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài. Có thể thấy cơ cấu đầu tư vào các ngành của nền kinh tế giai đoạn 1988-2008 qua bảng số liệu sau

Chuyên ngành Số dự án TVĐT Vốn điều lệ

Một phần của tài liệu Tác động của FDI tới mục tiêu phát triển bền vững của việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w