I. TỔNG QUAN VỀ FDI VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
Chương III: Định hướng và giải pháp thu hút FDI hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam
hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam 1.Định hướng thu hút FDI thời gian tới
Thời gian qua nước ta đang đối mặt với một thực trạng đáng buồn là chưa chủ động trong việc lựa chọn dự án FDI, mà thường bị động với nhà đầu tư nước ngoài cả về ý tưởng tới quy mô vốn, diện tích sử dụng, thời gian triển khai dự án... Do vậy Việt Nam cần thu hút và sử dụng có lựa chọn FDI hơn là đơn thuần chỉ trải thảm đỏ chiều lòng các nhà đầu tư .Bên cạnh đó FDI sẽ có hiệu quả cao hơn, đạt được sự bền vững tốt hơn đối với nền kinh tế Việt Nam nếu các dự án FDI tạo ra được nhiều liên kết với các ngành sản xuất nội địa, nâng cao phần giá trị gia tăng, đẩy mạnh tác động lan tỏa, ít tiêu tốn năng lượng, không làm cạn kiệt các nguồn nguyên liệu tự nhiên, hạn chế được ô nhiễm môi trường, chuyển giao công nghệ hiện đại và thúc đẩy xuất khẩu. Nếu FDI được sử dụng một cách “khôn khéo” theo định hướng đã nêu thì vai trò của FDI sẽ rất lớn. Một cách cụ thể trong giai đoạn mới chính sách nâng cao chất lượng của các dự án FDI cần được coi là định hướng quan trọng nhất . Trong mô hình tăng trưởng mới, nước ta cần giải quyết bài toán nâng cao hiệu quả đầu tư, kể cả trong nước và FDI để hướng tới hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Chất lượng phải trở thành tiêu chí hàng đầu trong thu hút FDI. Vì vậy Trong thời gian tới cần :
Thu hút ĐTNN có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng: công nghệ cao; công nghiệp phụ trợ; phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực; chế biến nông sản, phát triển các vùng khó khăn, nông nghiệp và nông thôn; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn; các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược và vac-xin, sinh phẩm), bảo đảm môi trường và an ninh quốc gia,...
Tiếp tục ban hành và sửa đổi các quy định pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, xây dựng, kinh doanh và các văn bản pháp luật chuyên ngành nâng cao tính thống nhất đồng bộ; xây dựng đầy đủ và công bố công khai hệ thống các quy định về điều kiện đầu tư và kinh doanh chuyên ngành đảm bảo tính minh bạch hoá các tiêu
chuẩn, điều kiện tiếp cận thị trường, điều kiện tiến hành sản xuất, kinh doanh;
Ban hành cơ chế hậu kiểm, giám sát, quản lý đối với dự án ĐTNN theo Luật Đầu tư 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP
Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch được quy định và điều chỉnh trong một văn bản quy phạm pháp luật cấp đạo luật, tránh tình trạng mất cân đối, cấp phép tràn lan, gây dư thừa, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp trong bối cảnh việc cấp phép và quản lý đầu tư đã được phân cấp về các địa phương.
Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng : hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào, hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển; sự ổn định về cung cấp năng lượng, công tác giải phóng mặt bằng,... Tập trung giải quyết các khó khăn về nguồn nhân lực phục vụ cho
các dự án ĐTNN có quy mô lớn, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo; đổi mới chương trình giáo dục trong chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo, trường nghề; phòng ngừa và giải quyết các tranh chấp lao động nhằm hạn chế các cuộc định công có thể xảy ra.
Đổi mới , nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư, và đưa vào văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện hoạt động này.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước, phối hợp giữa các cơ quan trung ương, giữa trung ương và địa phương gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cơ quan. Xây dựng cơ chế báo cáo để tổng hợp thông tin kịp thời, đánh giá tình hình nhằm đề xuất các giải pháp điều hành của Chính phủ có hiệu quả.
Tìm kiếm thị trường và đối tác mới: Trong khi vẫn coi trọng các thị trường và đối tác hiện nay, mà chủ yếu là châu Á và các doanh nghiệp vừa, cần mở rộng việc thu hút FDI từ thị trường mới, nhất là Mỹ - một nước có tiềm năng lớn và có quan hệ thương mại gia tăng mạnh mẽ với nước ta trong 3 năm vừa qua.Coi trọng việc đề ra các giải pháp để ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia, nhất là 500 công ty hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút