II. Thực trạng phát triển khoa học công nghệ Việt Nam.
1. Những thành tựu phát triển khoa học công nghệ.
Trong những năm qua hoạt động khoa học công nghệ Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định vã đã có những chuyển biến mới, tập trung vào nghiên cứu ứng dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp thiết thực, có ý nghĩa trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Lĩnh vực khoa học công nghệ được chú trọng, vốn đầu tư liên tục tăng trong cac năm.
Năng lực khoa học công nghệ đã được tăng cường và có bước phat triển mới. Các Viện nghiên cứu đầu ngành được trang bị tương đối
hiện đại, cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ khá dồi dào. Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ ở nước ta và đang là lực lượng chính trong quản lý, vận hành và khai thác các dây truyền công nghệ nhập khẩu của nước ngoài. Đổi mới công nghệ trong các ngành sản xuất và dịch vụ đã được triển khai. Trình độ khoa học công nghệ của một số ngành, lĩnh vực đã được nâng lên. Việc chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp quốc doanh đã được đẩy mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả va sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Một số kết quả nghiên cứu của các viện, trường đã được chuyển giao thông qua các chợ công nghệ và thiết bị,
Trong 10 năm qua KH&CN Việt Nam đã có những tiến bộ, gặt hái được nhiều thành công. Từ năm 2000 đến nay, KH&CN của nước ta đã tạo ra 142 giống cây trồng mới; 100% diện tích điều, 90% diện tích lúa, 80% diện tích bắp, 60% diện tích mía dung giống mới, tạo nhiêu giống thuỷ sản mới như cá rô phi toàn đực, cá mè toàn cái, tôm càng xanh, cua biển, ốc hương, bào ngư; làm chủ các công nghệ bê tong dự ứng lực (đến 60 m), bê tông đúc hẫng (đến 200 m), đóng tàu biển
100.000 tấn; ứng dụng thành công các kỹ thuật: ghép tạng, nội soi, chữa bỏng..; nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất vác xin với 9/10 loại trong chương trình tiêm chủng mở rộng; hàng trăm tiến bộ KHCN được chuyển giao ứng dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn; nhiều công trình KH – CN trong nước đã tiết kiệm cho quốc gia hàng trăm triệu USD so với công nghệ ngoại nhập…
* Những thành tựu nghiên cứu ứng dụng Khoa học công nghệ phục vụ phát triển ngành, lĩnh vực
Trong lĩnh vực khoa học xã hội đã tập trung điều tra, nghiên cứu và cung cấp được những tư liệu và các luận cứ khoa học phục vụ thiết thực yêu cầu hoạch định các chủ trương, định hướng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và xây dựng các cơ chế chính sách quản lý kinh tế xã hội của nước ta trong tiến trình đổi mới.
- Khoa học tự nhiên.
Đã tăng cường các hoạt động điều tra nghiên cứu, đánh gía tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và phòng tránh thiên tai
Bước đầu đổi mới cơ chế quản lý, đa dạng hóa phương thức giao nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng cho các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết hoặc ký hợp đồng với các tổ chức KH&CN được mở rộng và nâng cao hiệu quả.
- Khoa học công nghệ.
Trong lĩnh vực nghiên cứu Khoa học công nghệ đã tập trung triển khai nghiên cứu những đề tài cấp nhà nước và cấp bộ, tỉnh, thành phố phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm. Ứng dụng trong sản xuất những kết quả nghiên cứu để cải tiến, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của các dây chuyền sản xuất hiện có; khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu trong nước; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước; lựa chọn và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập. Trình độ công nghệ của các ngành sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ đã được cải tiến, đổi mới và nâng lên một bước quan trọng góp phần phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Khoa học công nghệ cao đã có những bước phát triển nhanh. Hai khu công nghệ cao là
TP. Hồ Chí Minh và Hoà Lạc đang được tập trung đầu tư xây dựng, đồng thời xúc tiến thu hút đâu tư. Nhiều tập đoàn và công ty lớn đã tiến hành đầu tư tại hai khu công nghệ cao này như tập đoàn Intel đầu tư dự án nhà máy sản xuất bộ vi xử lý với tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD và một số tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
- Trong nông nghiệp: đã áp dụng trong sản xuất các kết quả nghiên cứu vào sản xuất đại trà, nổi bật là thành áp dụng các giống mới, những tiến bộ kỹ thuật về ưu thế lai các loại giống cây trồng, vật nuôi được tạo lập nhờ kỹ thuật mới di truyền, công nghệ sinh học và các biện pháp đồng bộ về kỹ thuật canh tác, tưới tiêu, thâm canh, phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, thay đổi cơ chế mùa vụ,.. là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định làm biến đổi về chất nền nông nghiệp nước ta cả về phương thức canh tác, cơ cấu mùa vụ, cả về năng suất và sản lượng.
- Công nghiệp: có nhiều kết quả nghiên cứu về các công nghệ cơ bản trong gia công, chế tạo máy; công nghệ thiết kế, chế tạo phụ tùng, thiết bị, máy móc và công cụ; công nghệ khai thác, chế biến và sử dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên; chế biến nông sản thực phẩm; các công nghệ cao như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu và công nghệ tự động hoá đã được ứng dụng trong sản xuất
- Lĩnh vực y tế: có những kết quả về miễn dịch học, trình độ khoa học và kỹ thuật trong chuẩn đoán và chữa bệnh, phòng chống các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, viêm não Nhật Bản, các bệnh nhiễm khuẩn, hiểm nghèo..đã được ứng dụng trong thực tế. Đã nghiên cứu thành công đưa vào sản xuất một số vacxin viêm gan B, chống tả để đáp ứng yêu cầu phòng chống và điều trị của người dân.