Giải pháp về chính sách, hành lang pháp lý.

Một phần của tài liệu “Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 73 - 81)

III. Giải pháp tăng cường khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế.

3. Giải pháp về chính sách, hành lang pháp lý.

Trong tương lai KH&CN vẫn phải là động lực phát triển kinh tế, chỉ có điều chúng ta phải làm thế nào để biến nó thành hiện thực, chứ không chỉ trên giấy tờ, nghị quyết. Phải hiểu rằng sự tăng trưởng của những năm đổi mới chủ yếu là do chúng ta tự “cởi trói” mình. Từ đây trở đi, nếu không phát triển khoa học và công nghệ, chắc chắn sự tăng trưởng kinh tế sẽ bị hạn chế, thậm chí chậm lại. Đảng ta đã xác định mục tiêu đến năm 2020, về cơ bản Việt Nam trở thành một nước công

nghiệp. Đây là mục tiêu kho khăn nếu chúng ta không có những quyết sách lớn về KH&CN. Bài học của các nước trong khu vực và trên thế giới đều như vậy, bởi giá trị gia tăng của khoa học công nghệ chiếm tỷ trọng rất lớn trong nhịp độ phát triển.

Vậy Việt Nam cần làm gì để KH&CN trở thành động lực kinh tế? Có thể chia làm 3 nhóm giải pháp cụ thế:

Có hai vấn đề:

- Phải triệt để đổi mới trong cách quản lý. Chính phủ đã giao cho các tổ chưc KH&CN quyền tự chủ rất cao, cả về tài chính, tổ chức, biên chế. Điều này đã được quy định rõ trong Nghị định 115 và Nghị định 80, được ví như “ khoản 10” trong khoa học. Vấn đề là các cấp quản lý phải hiểu rõ và thực hiện tốt chủ trương này.

- Phải sớm hình thành một hệ thống doanh nghiệp KH&CN. Đây là một loại hình doanh nghiệp mới, do các nhà khoa học lập ra, ứng dụng kết quả nghiên cứu để làm ra sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Đây được coi là con đường ngắn nhất để đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Một ví dụ điển hình là Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp

1.1 Phải đổi mới về cơ chế tài chính.

Cho phép các nhà khoa học có quyền tự chủ cao hơn trong sử dụng kinh phí của nhà nước. Không nên quyết toán theo năm tài chính mà theo thời gian nghiên cứu. Cho phép họ được linh hoạt chuyển đổi thuận lợi nội dung nghiên cứu, tạo điều kiện cho họ đi trao đổi khoa học ở nước ngoài cũng như mới chuyên gia nước ngoài vào hợp tác nghiên cứu trong nước.

1.2 Nhà nước nên xác định những đề tài có ảnh hưởng lớn đến đất nước, coi đó như nhiệm vụ KH&CN của quốc gia, hình thành những

tập thể nghiên cứu mạnh, giao cho họ quyền tự chủ cao để họ làm được việc đó. Với cơ chế manh mún như hiện nay chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề mang tính chiến lược, tầm quốc gia.

1.3 Trong những chính sách, nhấn mạnh đặc biệt chính sách ưu đãi Việt kiều cần được hưởng các ưu đãi về thuế, sử dụng đất và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật nhằm thu hút đầu tư. Về chính sách sở hữu trí tuệ cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp công nghệ cao đăng ký sở hữu trí tuệ ở nước ngoài.

1.4 Hợp tác quốc tế vê khoa học công nghệ.

Có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp của các nước, các tổ chức quốc tê; thu hút các chuyên gia giỏi của thế giới đến nước ta hợp tác mở trường, lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật, lập các cơ sở nghiên cứu khoa học và chuyển giao những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại.

Có cơ chế sử dụng vốn vay và viện trợ nước ngoài để đầu tư có hiệu quả cho khoa học và công nghệ. Hình thành một số cơ sở quốc tế về khoa học tự nhiên và công nghệ.

Nhà nước dành một khoản ngân sách thích đáng để cử người có đức, có tài đi đào tạo những ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên ở những nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến; khuyến khích việc tự túc đi học ở nước ngoài về khoa học và công nghệ.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ khoa học và công nghệ nhất là cán bộ trẻ được đi bồi dưỡng và trao đổi khoa học ở nước ngoài

1.5 Tăng cường kiểm soát, giám định công nghệ và chất lượng sản phẩm.

Các dự án đầu tư phát triên kinh tế - xã hội trong mọi ngành, mọi cấp đều phải có sự thẩm định của các tổ chức khoa học về giải pháp công nghệ và về những tác động của nó đến môi trường và xã hội. Việc thẩm định phải được luật pháp hóa.

Tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý tiêu chuẩn, đo lường và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Có biện pháp phát hiện kịp thời, ngăn chặn và đình chỉ sản xuất lưu thông hàng giả.

Tiên hành nghiêm ngặt công tác thanh tra, kiểm tra môi trường sinh thái. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sạch. Ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp nhập và sử dụng các công nghệ gây ô nhiễm môi trường. Tất cả các dự án đầu tư, các quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch đô thị, khu công nghiệp đều phải thực hiện nghiêm chỉnh báo cáo đánh giá tácđộng môi trường và phải có một phần vốn đầu tư chó các giải pháp bảo vệ môi trường

1.6 Đổi mới hệ thống tổ chức quản lý hoạt động khoa học và công nghệ.

Kiện toàn tổ chức và nâng cao trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tư Trung ương đến cấp huyện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý khoa học công nghệ, tăng cường công tác thanh tra công nghệ và thanh tra môi trường

Đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu. Kiểm tra hoạt động, hiệu quả sử dụng kinh phí nghiên cứu của các tổ chức khoa học và công nghệ.

Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ quốc gia của Hội đồng khoa học và công nghệ ngành và địa phương.

Ban hành Luật khoa học và công nghệ, Nhà nước quản lý thống nhất các hoạt động khoa học và công nghệ, đồng thời phân cấp quản lý và phát huy tính chủ động của các cơ sở nghiên cứu – triển khai.

Tiếp tục sắp xếp kiện toàn các cơ quan khoa học và công nghệ theo hướng củng cố trung tâm khoa học quốc gia và một số cơ quan khoa học và công nghệ trọng điểm ngành, bảo đảm kết hợp giữa viện nghiên cứu và trường đại học, gắn nghiên cứu - triển khai với sản xuất – kinh doanh.

Khuyến khích thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài khu vực nhà nước.

Củng cố và tăng cường hoạt động của các Hội khoa học và kỹ thuật nhằm tập hợp rộng rãi các lực lượng trí thức. Phát huy vai trò chính trị - xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật ở Trung ương và địa phương trong việc phổ biến và ứng dụng kiến thức khoa học vào sản xuất và đời sống, trong nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ và bảo vệ môi trường, cũng như trong công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Hội khoa học và kỹ thuật.

1.7 Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức khoa học và công nghệ.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ cập tri thức khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa học xã hội và nhân văn nói chung, những hiểu biết thường thức về khoa học tự nhiên và công nghệ, bảo vệ môi trường trong nhân dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng dân tộc ít người, hình thành lối sống văn minh và sự lành mạnh của môi trường xã hội.

Đẩy mạnh các dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ về lãnh đạo - quản lý, nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp, đặc biệt là thông tin công nghệ.

Phát triển và quản lý tốt mạng lưới thu thập, xử lý thông tin về khoa học và công nghệ nước ngoài.

Kết Luận:

Bước sang thế kỷ 21 KH&CN đã trở thành yếu tố cốt lõi của sự phát triển, là lực lượng sản xuất trực tiếp hàng đầu của nền kinh tế toàn cầu. Điều này đã được phản ánh rõ trong việc hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển khoa học công nghệ và kinh tế của đất nước. Sự phát triển của KH&CN là một hướng quan trọng mới, có tính quyết định trong việc phát triển kinh tế quốc gia.

Bởi vậy việc nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng các chính sách và chiến lược phát triển KH&CN của các nước trên thế giới và khu vực có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam, là nước đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Từ những nghiên cứu đã trình bày trên đây cho thấy rõ được mối quan hệ và tầm quan trọng của KH&CN đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, thế giới đang phải đương đầu với cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và trong đó có Việt Nam cũng chịu sự tác động của cuộc suy thoái này. Bài học của chúng ta là muốn phát triển bền vững, ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dại hạn cần tăng cường phát triển các nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu và nhân tố quan trọng hàng đầu là KH&CN. Những quan điểm mục tiêu và chiến lược về KH&CN và thấy rõ phương châm chiến lược đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển KH&CN thế giới cụ thể "Khoa học và công nghệ la quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, la nền tảng và động lực cho CNH, HĐH, phát triển nhanh và bền vững của đất nước".

Để hoàn thành chuyên đề này em đã được sự nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Th.S Bùi Đức Tuân cùng với sự quan tâm của cơ quan thực tập, với sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn

Đình Phúc.

Tài liệu tham khảo:

1. Lê Xuân Bá - Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Tăng trưởng

kinh tế Việt Nam 15 năm (1991 – 2005) từ góc độ phân tích đóng góp của các nhân tố sản xuất, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Công (2006), Bài Giảng và thực hành Kinh

tế Vĩ mô II, NXB Lao Động, Hà Nội.

3. Vũ Đình Cự (1996), Khoa học và công nghệ lực lượng

sản xuất hàng đầu. NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Đăng Dậu, Nguyễn Xuân Tài (2006), Giáo trình

Quản lý công nghệ, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

5. Nguyễn Khắc Minh (2005), Ảnh hưởng của tiến bộ khoa

học công nghệ đến tăng trưởng kinh tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

6. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội.

7. Phạm Thị Ngọc Trâm (2003), Khoa học công nghệ với

nhận thức biến đổi thế giới và con người. Mấy vần đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội

8. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Khoa học và công

nghệ Việt Nam 2001 – 2005, NXB Hà Nội.

9. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư (2008), Bối cảnh trong nước

quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011 – 2020, NXB Hà

Nội.

Tạp chí:

1. Đàm Kiến Lập, "Góp phần nhận diện, nhận định khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay và đề xuất đối sách của Việt Nam",

2. Cù Chí Lợi, "Chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam",

Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 366, tháng 11/2008.

3. Dự báo phát triển kinh tếNguyễn Khải, "Cần tạo môi trường thuận lợi nhất để phát huy sức mạnh nhá khoa học", Tạp chí

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, số 13, tháng 7/2008.

4. Nhóm nghiên cứu cảnh báo sớm, "Nhìn lại chặng đường 3 năm thực hiện nghị quyết Đại hội X của Đảng về kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2006 – 2010, Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế

Một phần của tài liệu “Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w