Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian tới.

Một phần của tài liệu “Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 60 - 63)

Sự phát triển trong thời gian tới (10 năm) sẽ theo hướng tăng tốc, hiện đại, chất lượng, hiệu quả và bền vững như trong quan điểm phát triển chiến lược đã đề cập.

Theo các nghiên cứu đều có chung một dự báo là: sau 10 năm nữa đên năm 2020, tổng GDP sẽ gấp khoảng 2,5 – 3 lần so với năm 2010, với sự đóng góp của các khu vực kinh tế trong GDP sẽ là: tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP không thấp hơn 90%; trong đó công nghiệp khoảng 40 – 45%, nông nghiệp không lớn hơn 10%

Sự phát triển đồng đều, có chất lượng của các lĩnh vực kinh tế đều có sự tác động của các yếu tố tích cực từ bối cảnh kinh tế quốc tế và từ nội bộ nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế tương đối hiện đại và hợp lý sẽ được hình thành; phát huy được thế mạnh của đất nước, từng bước sẽ vượt qua sự cạnh tranh gay gắt của thị trường.

Trong lĩnh vực công nghiệp theo xu hướng phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới, các ngành công nghiệp hiện đại sẽ từng bước thay thế các ngành công nghiệp truyền thống, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin…Các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu, đặc biệt là ngành điện tử, dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản sẽ tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh. Đặc biệt các ngành công nghệ cao sẽ trở thành những ngành mũi nhọn, thu hút được nhiều vốn đầu tư trong tương lai. Tỷ trọng sản lượng công nghiệp được sản

xuất theo công nghệ hiện đại sẽ có cơ hội tăng lên, các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ có điều kiện phát triển và phát huy tác dụng.

Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn sẽ cải tiến các phương thức canh tác, đưa các giải pháp về kỹ thuật, tổ chức sản xuất và công nghệ mới vào sản xuất hàng hóa lớn phổ biến, có chất lượng…

Trong lĩnh vực dịch vụ sẽ có thêm nhiều loại hình dich vụ mới trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm với chất lượng cao, liên thông, kết nối với các ngành dịch vụ của các nước trong khu vực và thế giới. Ngành dịch vụ Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh, đa dạng về sản phẩm, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020.

Mục tiêu đên năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Theo nhiều quan điểm và theo kinh nghiệm của các nước để đạt được nhiều mục tiêu phát triển đã đặt ra thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn tới phải đạt đến 9%, 10% thậm chí đạt trên 10%.

Theo thông tin trong báo cáo vừa công bố có tên "Foresight 2020" (Dự báo năm 2020) do Economist Intelligence Unit (EIU), cơ qua chuyên đưa ra các phân tích dự báo kinh tế toàn cầu. EIU dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2020 đạt 7% so với mức trung bình của thế giới và chỉ đứng sau Trung Quốc với 7,8%, với mức tăng trưởng kinh tế trung bình 7% trong những năm tới VN tiếp tục đứng thứ 2 thế giới.

Nhưng trong bản báo cáo dày gần 100 trang, EIU dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 bị sụt giảm đáng kể chỉ con 4,6%. Vì sự sụt giảm của giai đoạn 2011 –

2020, mức tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam trong 15 năm tới chỉ đạt 5,4%, dù vẫn cao hơn mức trung bình ở một khu vực năng động nhất thế giới là Châu Á (4,9%) nhưng lại đứng sau Trung Quốc (6%), Ấn Độ (5,9%)

Dù kinh tế Việt Nam và một số nước tăng trưởng chậm lại sau năm 2010, nhưng báo cáo của EIU khẳng định mức phát triển trung bình gần 6% trong 15 năm tới vẫn rất ấn tượng.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Việt Nam nêu ra ba nhóm tiêu chí mà nền kinh tế VN hướng tới năm 2020 như sau:

- Nhóm 1: gồm các tiêu chí về tăng trưởng vĩ mô. Các tiêu chí này phản ánh trình độ công nghiệp hóa của một nước.

- Nhóm 2: gồm các tiêu chí phản ánh sự phát triển về mặt xã hội. Tiêu chí này cũng góp một phần vào việc xác định mức tăng GDP bình quân đầu người.

- Nhóm 3: gồm các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ các nhóm tiêu chí trên càn đề ra các tiêu chí định lượng cần đạt tới vào năm 2020. Để Việt Nam có vị thế nhất định trong khu vực, GDP của nước ta phải đạt mức trung bình của 4 nước có GDP cao nhất hiện nay trong ASEAN là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm phải ở mức hai con số.

Theo một số tài liệu nghiên cứu tin cậy, tiêu chí định lượng mà VN cần và có thể đạt được vào năm 2020 như sau: GDP 180 – 200 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP/năm giai đoạn 2011 – 2020 là 9,2 –

10%. GDP bình quân đầu người: 1.800 – 2000 USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người/năm giai đoạn 2006 – 2020 là 7,9 – 8,6%.

Một phần của tài liệu “Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w