Thực trạng tăng trưởng kinh tế VN

Một phần của tài liệu “Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 31 - 40)

III. Sự tácđộng của khoa học công nghệ đến tăng trưởng kinh tế.

2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế VN

2.1 Số lượng và quy mô tăng trưởng

Trong thời kỳ qua, nước ta tận dụng được những cơ hội thuận lợi, vượt qua được những thách thức, những khó khăn đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục, năm sau cao hơn năm trước; thu nhập bình quân đầu người không ngừng được cải thiện qua từng thời kỳ, vượt qua được tình trạng nước nghèo và kém phát triển, và chúng ta đang phấn đấu để sớm vượt qua được ngưỡng vước đang phát triển có thu nhập thấp.

Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng lên liên tục. Tôc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân giai đoạn 1991 – 2005 đạt khoảng 7,5%

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2000 – 2008 kế hoạch 2009 và dự báo 2010 (%). 200 0 200 1 200 2 200 3 200 4 200 5 200 6 200 7 2008 DB 2009 KH 2010 Tốc độ tăng trưởng GDP 6,8 6,98 7,08 7,34 7,79 8,4 8,2 8,5 6,23 6,5 7,0 Trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp 1,0 4,6 3,0 4,2 3,6 4,4 4,0 3,4 3,7 4,0 4,5 Công nghiệp và xây dựng 2,3 10,1 10,4 9,5 10,5 10,2 10,6 10,4 10,5 11,0 11,4 Dịch vụ 10,2 5,3 6,1 6,5 6,5 7,3 8,5 8,3 8,7 8,9 9,4

Trong 5 năm 2001 – 2005, trong bối cảnh hết sức khó khăn cả trong và ngoái nước, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao và tương đối bền vững, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm tăng 7,5%/năm trong đó nông – lâm – ngư nghiệp tăng 3,8%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng 7%, mức cao nhất kể từ năm 1986 đến thời điểm năm 2005, đưa quy mô nền kinh tế năm 2005 gấp 1,44 lần năm 2000.

Đến năm 2006 năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm cuối của Chiến lược 10 năm 2001 – 2010, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. Tổng sản phẩm trong nước tăng 8,17% (kế hoạch là 8%) và đạt cao hơn chỉ tiêu 7,5% - 8%/năm. GDP bình quân đầu người đạt trên 11,5 triệu đồng tương đương với 720 USD, tăng 80 USD so với năm 2005. Đến năm 2007 nền kinh tế tiếp tục phát triển thuận lợi, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2006 là gần 0,3%, GDP bình quân đầu người đạt 13,4 triệu đồng, tương đương 835 USD, đã tăng thêm 115 USD so với năm 2006, đến năm 2008 tốc độ tăng

trưởng đã giảm xuống còn 6,23% những vẫn còn cao hơn với các nước trong khu vực và thế giới trong cùng thời kỳ, tăng trưởng trong cả 3 năm 2006 – 2008 vẫn đạt tiến độ kế hoạch đề ra (trên 7,5%), GDP bình quân đầu người đến 2008 là 1.024 USD.

Giá trị tăng thêm của các khu vực kinh tế đều được cải thiện do có sự giảm đáng kể chi phí trung gian trong chu trình sản xuất, kinh doanh, đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng toàn nền kinh tế theo hướng bền vững. Khu vực nông, lâm, thuỷ sản năm 2006 tăng 3,4%; năm 2007 tăng 3,5% và dự kiến năm 2010 tăng từ 3 – 3,2%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng tương ứng là 10,37%; 10,6% và 9,5% - 10,2%; khu vực dịch vụ là 8,29%; 8,7% và 7,7 – 8,2%. Ngành công nghiệp tiếp tục là ngành có đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng GDP.

Biểu đồ 2: Tốc độ Tăng trưởng GDP qua các năm

Cùng với tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng được cải thiện. Tuy nhiên theo nhiều đánh giá của trong nước và quốc tế, mặc dù Việt Nam đạt được những kết quả tăng trưởng cao, nhưng đó là kết qủa tăng trưởng theo chiều rộng chứ chưa có sức tăng trưởng theo chiều sâu. Việt Nam vẫn đang đứng ở trong ranh giới của những nước kém phát triển theo tiêu chuẩn của Liên hợp quốc.

2.2 Chất lượng tăng trưởng.

Trong nhiều năm qua tăng trưởng với chất lượng và hiệu quả cao hơn là mục tiêu được các ngành quan tâm và thực hiện tốt hơn. Tăng trưởng đã giảm bớt sự phụ thuộc vào yếu tố tăng vốn, nâng cao sự đóng góp của yếu tố lao động có chất lượng với năng suất cao, nâng cao hiệu quả quản lý và đưa các yếu tố về khoa học công nghệ vào chu trình sản xuất kinh doanh, giảm tiêu hao vật chất. Chất lượng tăng trưởng trong nhiều ngành, lĩnh vực đã có những bước cải thiện, các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế đang thích nghi ngày càng tốt hơn với thị trường quốc tế. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng được nâng cao.

- Thu nhập theo đầu người ngày càng tăng. Trước đổi mới, phần lớn dân số nước ta sống bằng nghề nông, Việt Nam bị đánh giá là nước nghèo nàn và lạc hậu với mức thu nhập bình quân đầu người rất thấp và có nhiều người trong diện nghèo đói. Đường lối đổi mới và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, dẫn đến nâng cao thu nhập cho người dân. Đến năm 2007 thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt 820 USD/năm. So với năm 1995 mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay của nước ta đã tăng khoảng 2,8 lần.

- Tỷ lệ nghèo đói có xu hướng giảm mạnh. Trên cơ sở kinh tế tăng trưởng nhanh, mức độ nghèo đói của dân cư giảm mạnh. Năm

2006 tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam là 18,1% (tính theo chuẩn quốc tế) và được thế giới đánh giá là thành công trong việc chống nghèo đói.

- Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tăng lên đáng kể, Nhờ chú trọng đào tạo, chăm sóc sức khỏe, hạn chế tỷ lệ sinh, nên chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Năm 2006 HDI của Việt Nam đạt 0,709 cao hơn nhiều nước có cùng trình độ phát triển.

- Đời sống kinh tế, sinh hoạt của người dân ngày càng được cải thiện. Đến nay ở Việt Nam có có 89,4% xã đã có điện, 94,6% xã có trường tiểu học và 99% xã có trạm y tế. Nhiều mục tiêu đề ra đã được hoặc vượt mức như tỷ lệ chết ở tre em dưới 1 tuổi thì chỉ còn 2,1%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 25%, tỷ lệ thôn bản có cán bộ y tế cộng đồng đạt 79,8%. Tuổi thọ của người dân (2006) đạt 71,3 tuổi. Tỷ lệ hộ dân có phương tiện đi lại bằng xe máy, ôtô và sử dụng các phương tiện sinh hoạt cao như điện thoại di động, máy tính cá nhân… ngày càng có xu hướng tăng nhanh.

- Cơ cầu kinh tế có sự dịch chuyển rõ nét theo hướng hiện đại hóa. Nếu năm 1990 ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tới 38,7% GDP thì đến năm 2006 giảm còn 20,4% GDP, xét theo từng nhóm ngành, cơ cầu ngành kinh tế cũng có sự chuyển biến tích cực. Trong nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp tỷ trọng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp đã giảm, nhường chỗ cho ngành thuỷ sản tăng lên. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến cũng không ngừng tăng. Cơ cấu ngành dịch vụ cũng thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch …

Năng suất lao động ngày càng tăng. Những ngành có năng suất lao động tăng cao nhất phải kể đến là ngành khai thác (tăng 17%), ngành điện, khí đốt, nước (tăng 11%) nhờ áp dụng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và quản lý. Hệ số vốn đầu tư phát triển so với tốc độ tăng GDP đã giảm, chứng tỏ hiệu quả đầu tư đã tăng lên, mặc dù vẫn còn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ do chi phí lớn

- Thể chế kinh tế thị trường bước đầu được hình thành. Sự chuyển đổi thể chế kinh tế hiện chủ yếu là dựa vào thị trường, để cho giá cả tự điều tiết, tôn trọng quan hệ cung cầu, khuyến khích kinh tế tư nhan, hình thành hàng loạt các thị trường. Cùng với việc hình thành khuôn khổ pháp lý cho nền kinh tế thị trường, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành.

Nhìn chung, đánh giá về mặt lượng cho đến nay nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với mức độ khá cao và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào về tăng GDP bình quân đầu người, giảm tỷ lệ nghèo đói, cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng năng suất lao động, ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới thể chế. Tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách tổng quát, khách quan thì chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn chưa tốt:

*Có thể đánh giá chất lượng tăng trưởng theo nhiều cách khác nhau. Trong bài này chúng ta đi nghiên cứu đánh giá chất lượng tăng trưởng theo hiệu quả đầu tư hay thông qua chỉ số năng suất TFP.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua là do yếu tố nào là chủ yếu: gia tăng yếu tố đầu vào ( đất đai, lao động) hay la do yếu tố công nghệ? Để xác định sự đóng góp vào tăng trưởng

của các yếu tố vốn, lao động, và năng suất nhân tố tổng hợp TFP chúng ta sử dụng hàm Cobb – Douglas.

Hàm Cobb-Douglas: Yt = A.Ktα.Ltβ Trong đó:

Y là biến số về sản lượng của nền kinh tế (thường được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội tại giá cố định).

K: là biến số về vốn. L: là biến số về lao động.

A: là thể hiện trình độ công nghệ.

* Ta có chất lượng tăng trưởng liên quan đến tỷ trọng đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) còn thấp nên hiệu quả của tăng trưởng Việt Nam không cao. Tăng trưởng của nước ta đạt được chủ yếu do gia tăng về lượng các yếu tố đầu vào như vốn đầu tư, số lượng lao động. Chất lượng, hiệu quả đầu tư còn thấp, trình độ công nghệ lạc hậu và chất lượng lao động còn nhiều mặt hạn chế, đã đe doạ đến tính bền vững trong hiện tại và cả tương lai, tạo ra mâu thuẫn giữa tốc độ tăng trưởng (số lượng) và chất lượng, hiệu quả tăng trưởng.

Tăng trưởng kinh tế nước ta hiện nay chủ yếu là do đóng góp của của yếu tố vốn và lao động, đóng góp của TFP có tăng nhưng còn rất thấp so với các nước đang phát triển ở Châu Á. Chúng ta có kết quả nghiên cứu về mức đóng góp của các nhân tố như sau:

Bảng 2: Mức đóng góp của các nhân tố đến tăng trưởng GDP (%).

Thời kỳ 1993 - 1997 Thời kỳ 1998 - 2002 Thời kỳ 2003 - nay Tổng GDP 100 100 100 Đóng góp nhân tố vốn 69.3 57.5 52.7 Đóng góp nhân tố lao động 15.9 20 19.1

Đóng góp nhân tố TFP 14.8 22.5 28.2

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo kết quả trên từ năm 1993 cho đến nay đóng góp của TFP vào GDP có tăng lên nhưng còn chiếm tỷ trọng không lớn (từ 14,8% lên 28,2%); tỷ trọng đóng góp của lao động tăng lên trong giai đoạn 1998 – 2002 nhưng lại có xu hướng giảm xuống (từ 69,3% xuống còn 52,7%), tuy nhiên yếu tố vốn vẫn chiếm phần chủ yếu trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. So với các nứơc trong khu vực, tỷ trọng TFP trong tăng trưởng của nước ta còn thấp hơn rất nhiều (thời kỳ 1980 – 2000 ở Hàn Quốc là 39,96%, Ấn Độ là 40,78%).

Cơ cầu đầu tư của nước ta còn chưa hợp lý, hiệu quả đầu tư còn thấp, quản lý đầu tư còn nhiều thất thoát, kém hiệu quả, thể hiện qua chỉ số ICOR còn khá cao và tăng liên tục, từ 2,7 (năm 1991) tăng lên 3,6 (năm 1997); tăng cao đột ngột năm 1998 và 1999 tương ứng là 5,3 và 6,1; sau giai đoạn này, chỉ số ICOR có giảm nhưng vẫn ở mức cao so với trước giai đoạn khủng hoảng là 4,9 (năm 2003) và lên cao nhất là 6,93 (năm 2005). Theo kết quả của WB, nếu so sánh với các nước thì chỉ số ICOR của Việt Nam so với Trung Quốc cao hơn khoảng 1,5 lần, với Thái Lan là 1,35 lần.

Năng suất lao động của nước ta hiện nay còn thấp hơn từ 2 đến 15 lần so với các nước trong khu vực ASEAN. Năng suất lao động của Việt Nam mới đạt 1.260 USD (năm 2004); trong cả thời kỳ 2002 – 2005 đạt 1.243,4 USD còn thấp xa so với nhiều nước trong khu vực: Thái Lan 4.514,1 USD; Malaixia 11.276,2 USD, Hàn Quốc là 29.057,6

USD…. Năng suất lao động của nước ta tăng rất chậm chỉ khoảng 4 % - 5 %/năm.

Trình độ khoa học và công nghệ trong nền kinh tế của nước ta còn thấp, lạc hậu 3 – 4 thế hệ so với những nước công nghiệp phát triển, đứng thứ 92 trong số 117 nước được điều tra (WEF 2005 – 2006). Công nghệ trong các doanh nghiệp lác hậu nhiều thế hệ so với khu vực,

chuyển giao công nghệ chưa có những tiến bộ cần thiết, trình độ công nghệ thông tin còn rất thấp. Tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao mới đạt 20,6%; rất ít doanh nghiệp quan tâm đến thông tin về khoa học và công nghệ chỉ có khoảng 8% doanh nghiệp đạt được trình độ công nghệ tiến tiến và phần lớn là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Qua các chỉ số trên cho ta thấy tính chất tăng trưởng của nước ta còn nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu. Xu hướng phát triển chủ yếu dựa vào yếu tố vốn đầu tư, trong khi đó vốn tự có từ tích lũy trong nước còn có hạn, một phần quan trọng phải đi vay từ nước ngoài làm cho tăng trưởng có thể dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài, đặc biệt từ sự biến động của thị trưởng vốn. Yếu tố lao động đượcc coi là nguồn lực nội sinh hiện đang có lợi thế so sánh như giá rẻ, dồi dào… đóng vai trò thấp hơn nhiều so với yếu tố vốn trong tăng trưởng. Tình trạng này có thể được xem xét dựa trên các yếu tố cơ bản trong năng suất nhân tố tổng hợp, đó là hiệu quả đầu tư thấp, chất lượng lao động và năng suất lao động thấp, mặt bằng công nghệ trong nền kinh tế ở nước ta còn kém xa các nước trong khu vực.

Biểu đồ 3: Tỷ trọng đóng góp các nhân tố đầu vào đối với tăng trưởng GDP (%)

Một phần của tài liệu “Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w