Thực trạng nguồn nhân lực công nghệ cao của Việt Nam.

Một phần của tài liệu “Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 47 - 49)

II. Thực trạng phát triển khoa học công nghệ Việt Nam.

2.Thực trạng nguồn nhân lực công nghệ cao của Việt Nam.

Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu và yếu, cung không kịp cầu

Hiện cả nước có 321 trường đại học, cao đẳng có đào tạo các ngành công nghệ cao (CNC) về: Công nghệ tin học, Công nghệ sinh học, Công nghệ vật liệu và 193 trường đại học, cao đẳng có đào tạo các ngành CNC trình độ cao đẳng. Nhưng trên thực tế, con số những sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng nói trên khi ra trường có thể làm được việc trong những lĩnh vực được đào tạo không nhiều.

Cụ thể trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), hiện các trường đại học trong cả nước cung cấp cho thị trường lĩnh vực này khoảng 110.000 kỹ sư/năm nhưng trên thực tế chỉ 10% sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT có thể phục vụ tốt ngành này. Điều này dẫn đến tình trạng mặc dù thiếu nhân lực nhưng các doanh nghiệp phần mềm không thể tuyển dụng ngay số lượng nhân viên như mong muốn.

Tương tự trong lĩnh vực Công nghệ vật liệu, nguồn nhân lực CNC cũng rơi vào tình trạng “ cung không kịp cầu” mặc dù việc đào tạo trong lĩnh vực này được triển khai ở hầu hết các trường trong cả nước như: ĐH Bách khoa Hà Nội . Bách khoa Đà Nẵng, Bách khoa TP.Hồ Chí Minh, ĐH Xây dựng, Viện khoa học Vật liệu xây dựng, Viện đào tạo quốc tế, Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D)...nhưng số liệu thống kê về số lượng đào tạo cũng chưa được cập nhật đầy đủ

Việc thiếu nguồn nhân lực CNC trong lĩnh vực Tự động hoá (TĐH) cũng đang diễn ra tình trạng đào tạo không kịp với nhu cầu sử dụng thực tế. Một thời gian dài, ngành TĐH chưa được đầu tư đúng dẫn đến việc thiếu trầm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Hầu hết số nhân lực TĐH chưa theo kịp được với nhu cầu phát triển của ngành

Trong lĩnh vực công nghệ sinh học (CNSH), hiện nguồn nhân lực CNH của Việt Nam đang đi sau hàng chục năm so với nhiều nước đang phát triển. Tính đến năm 2007, Việt Nam mới đào tạo được 1.500 công nhân/kỹ sư, 400 thạc sỹ và 90 tiến sỹ và CNSH. Trong lĩnh vực gien thì con số đào tạo cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này cũng không quá 10 đầu ngón tay

Trong khi đó cùng với CNTT thì CNSH lại đang thiếu các cán bộ đầu đàn giỏi, xứng tầm để “điều khiển” dàn nhạc CNSH nông nghiệp một cách nhịp nhàng, giải quyết được những hạn chế, tồn tại mà lĩnh vực CNSH đang gặp phải. Chính vì thế mặc dù mạng lưới các phòng thí nghiệm về CNSH được thành lập ở nhiều nơi những vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong nghiên cứu, ứng dụng

Theo đánh giá của Viện KH&CN Việt Nam, cơ cấu nguồn nhân lực KH&CN của Việt Nam, trong đó có CNC còn nhiều bất hợp lý, số lượng nhân lực có trình độ trên đại học trong lĩnh vực KH&CN chỉ chiếm khoảng 10%. Trong khi đó chất lượng của cán bộ KH&CN cũng còn nhiều vấn đề, tỷ lệ cán bộ khoa học làm việc tốt nghiệp chuyên môn nghiệp vụ chỉ chiếm khoảng 35%, tỷ lệ cán bộ yếu kém về trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ là 28%

Kết quả điều tra của Bộ KH&CN cho thấy, tiềm lực KH&CN tại 233 đơn vị thuộc các Bộ, ngành trung ương cho thấy tuổi đời của cán bộ có chức danh khoa học khá cao ( bình quân 57,2 tuổi) trong đó giáo sư là 59,5 tuổi, phó giáo sư là 56,4 tuổi. Số cán bộ có chức danh khoa học ở độ tuổi dưới 50 chỉ chiêm khoảng 12% trong đó giáo sư là 7,2%, phó giáo sư là 13,5%.

Những số liệu trên cho thấy một thực tế đó là nguy cơ thiếu hụt trong đội ngũ cán bộ KH&CN của Việt Nam trong thời gian tới khi mà

số cán bộ có trình độ cao hầu hết đã lớn tuổi về nghỉ hưu. Một thực tế nữa khiến cho nguồn nhân lực KH&CN nói chung và CNC nói riêng yếu kém về chất lượng nữa đó là do năng lực ngoại ngữ, khả năng hiểu biết về văn hóa ứng xử, giao lưu quốc tế của phần lớn đội ngũ khoa học chúng ta còn tương đối hạn chế. Cụ thể năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp) của cán bộ khoa học trong các tổ chức KH&CN thấp, chỉ có khoảng 25% số cán bộ có thể sử dụng thành thạo cả 2 ngoại ngữ này. Kết quả điều tra cho thấy chỉ có dưới 50% số cán bộ khoa học có tham dự các hội nghị KH&CN quốc tế, và có quan hệ thường xuyên với cộng đồng khoa học quốc tế. Điều này cho thấy một thực tế đó là khả năng, năng lực tham gia hội nhập của các nhà khoa học Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay chúng ta có trên 10.000 tiến sỹ, nhưng theo đánh giá của một số chuyên gia thì số lượng tiến sỹ có trình độ đạt chuẩn quốc tế là rất thấp, số còn lại do nhiều nguyên nhân khác nhau chỉ đạt trình độ thấp, không đạt chuẩn mực quốc tế

Một phần của tài liệu “Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 47 - 49)