Những nguyên nhân chung

Một phần của tài liệu “ Một số giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015 (Trang 54 - 56)

II. Nhu cầu vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-

a,Những nguyên nhân chung

Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư. Cơ sở hạ tầng tuy đã liên tục được cải thiện, đầu tư nhưng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh sản xuất, công tác quy hoạchcòn hạn chế, các cụm khu công nghiệp đang được quy hoạch vẫn chưa đi vào thi công. Nhiều tuyến đường đã xuống cấp cần được cải tạo như đường 39 Thái Bình- Hưng Yên đang sửa chữa… Mạng lưới điện hiện nay đã cũ, cần được nâng cấp và tạo mới, hệ thống cấp thoát nước cần được quy hoạch xây dựng lại đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Mạng lưới công nghệ thông tin gần đây đang phát triển rất nhanh cần được quy hoạch và đầu tư nhiều hơn vì đây là yếu tố rất cần thiết cho đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng hiện đại.

Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập

Cơ chế chính sách nhằm khuyến khích đầu tư thời gian qua đã được các cấp, các ban ngành trong tỉnh quan tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư như thủ tục xét duyệt đầu tư, đất đai, xây dựng, xuất nhập khẩu… các chính sách thuế quan… còn nhiều bất cập, việc sửa đổi còn chậm. Đôi khi có sự trùng lặp với các chính sách của ngành khác hoặc mâu thuẫn với chính sách cũ. Điều đó làm cho nhân dân và các cãn bộ cấp dưới đôi khi không biết áp dụng cái cũ hay cái mới thì đúng và áp dụng cho ngành nào thì hợp lý dẫn đến sự lúng túng cho cán bộ thực thi. Đó là một thực trạng không tốt, làm cho việc áp dụng và thi hành chính sách gặp nhiều khó khăn, làm mất niềm tin của nhà đầu tư váo các chính sách khuyến khích của tỉnh.

Các chính sách của tỉnh vẫn chưa đủ mạnh và hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Điều đó làm giảm lợi thế của tỉnh trong cạnh tranh thu hút đầu tư. Công tác xúc tiến đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, hầu như Thái Bình có rất ít hoạt động quảng bá hình ảnh của tỉnh trên khắp cả nước cũng như với các nhà đầu tư nước ngoài.

Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp

Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn hạn chế ( 28%) chủ yếu là lao động phổ thông, chính sách thu hút nhân tài chưa được quan tâm. Mặc dù tỷ lệ đỗ đại học của Thái Bình tương đối cao so với cả nước nhưng hầu như mọi người khi ra trường đều có xu hướng ở lại các thành phố lớn để làm viêc. Tác phong lao động còn lạc hậu, vẫn chịu ảnh hưởng của tác phong nông nghiệp. Trình độ quản lý của cán bộ còn thấp, chưa cải tiến nhiều so với yêu cầu phát triển, lao động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học

công nghệ còn quá thiếu.

Đội ngũ cán bộ của tỉnh chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay. Đối mặt với sự phát triển không ngừng của trình độ phát triển kinh tế xã hội hiện nay, cán bộ quản lý trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực đầu tư nói riêng phải thường xuyên trau rồi kiến thức, năng động thích nghi với hoàn cảnh, xử lý chính xác, quyết đoán với các thay đổi của thị trường, tuy nhiên hiện nay cán bộ của tỉnh không phải ai cũng làm được điều này.

Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất còn lạc hậu

Trình độ khoa học công nghệ gần như quyết đinh đến sự phát triển nhanh hay chậm và tính hiệu quả của hoạt động kinh tế. Mặc dù tỉnh có quan tâm đến đầu tư cho khoa học công nghệ, hàng năm Sở khoa học công nghệ cùng UBND tỉnh vẫn đầu tư cho các đề tài khoa học, nhưng chất lượng các đề tài, nghiên cứu còn kém, khả năng áp dụng thực tiễn chưa đạt hiệu quả mong muốn. Đầu tư cho khoa học công nghệ còn thấp.

Vốn đầu tư cho hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ trong cả thời kỳ kế hoạch như sau:

Bảng 22: Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ

ĐV: triệu Đồng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Vốn đầu tư cho KHCN 1581 7633 9530 11648 13621

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình

Đây là con số rất khiêm tốn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển khoa học công nghệ như hiện nay.

Sự phối hợp giữa các cấp các ngành, các cơ quan trong tỉnh chưa thật tốt.

Cần phải có sự phối hợp của các cấp, ban ngành trong tỉnh vì các công tác quản lý kinh tế luôn có sự liên quan của nhiều ban ngành, phải có sự phối hợp chặt chẽ thì mới có thể giải quyết các vấn đề chung trong nền kinh tế cũng như trong thu hút vốn đầu tư. Hiện nay vẫn còn xảy ra sự chồng chéo trong việc giải quyết các vấn đề, do vậy cần có biện pháp phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành trong tỉnh để tạo lập khung quản lý khoa học cho việc giải quyết mọi vấn đề xảy ra.

Bên cạnh đó cần có sự kết hợp với các tỉnh trong vùng để hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, toạ lập môi trường đầu tư cho vùng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, điện lưới, thông tin… Trong đó có cả vấn đề hợp tác về công nghệ khoa học, kỹ thuật, đào tạo nhân lực và an ninh.

Một phần của tài liệu “ Một số giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015 (Trang 54 - 56)