Vốn đầu tư phân theo ngành,lĩnh vực

Một phần của tài liệu “ Một số giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015 (Trang 43 - 48)

II. Nhu cầu vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-

4. Vốn đầu tư phân theo ngành,lĩnh vực

Bảng 16: Quy mô vốn đầu tư phân theo ngành, lĩnh vực tại Thái Bình giai đoạn 2006-2010 ĐV: tỷ Đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 I. Các ngành sản xuất. 2.418,516 2.948,659 3.976,742 6.031,63 7.732,915 Nông nghiệp 425 642,447 794,682 1.026,74 1.137,87 Công nghiệp 1.305 1.416,67 2.080,86 3.220,23 4.098.68 Dịch vụ 688,516 889,542 1.101,2 1.784,66 2.496,365 II. Hạ tầng xã hội 1.584 1.894,8795 2.768,03 3.302,37 3.878,074 Khoa học công nghệ 2.0015 8.721 12.6882 19.6014 34.833 Hoạt động Đảng, an ninh xã hội 297.4229 160.854 243.747 291.2208 464.44

Giáo dục đào tạo 212.159 180.7185 267.12 421.8968 572.4223

Y tế và cứu trợ XH 44.4333 54.264 79.4682 188.5468 249.6365 Nghệ thuật, vui chơi giải trí 26.0195 64.923 79.4682 84.9394 134.6876 HĐPV cá nhân, cộng đồng 999.5491 1413.287 2014.085 2296.164 2422.055

Bảng 17: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phân theo ngành, lĩnh vực tại Thái Bình giai đoạn 2006-2010.

ĐV: %Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 I. Các ngành sản xuất. 60,42 60,89 59,55 64,62 66,6 Nông nghiệp 10, 62 13,26 11,9 11 9,8 Công nghiệp 32,6 29,24 31,16 34,5 35,3 Dịch vụ 17,2 18,36 16,49 19,12 21,5 II. Hạ tầng xã hội 39,58 39,11 40,45 35,38 33,4 Khoa học công nghệ 0,05 0,18 0,19 0,21 0,30 Hoạt động Đảng, an ninh xã hội 7,43 3,32 3,65 3,12 4,00 Giáo dục đào tạo 5,30 3,73 4,00 4,52 4.93 Y tế và cứu trợ xh 1,11 1,12 1,19 2,02 2,15 Nghệ thuật, vui chơi

giải trí

0,65 1,34 1,19 0,91 1,16 HĐPV cá nhân, cộng

đồng

24,97 29,17 30,16 24,6 20,86

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình

Như vậy trong giai đoạn 2006-2010 quy mô nguồn vốn đầu tư cho các ngành kinh tế đều tăng. Trong đó tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp cao nhất, thứ 2 là đầu tư cho dịch vụ và cuối cùng là vốn đầu tư cho nông nghiệp. Đây là cơ cấu đang chuyển dịch theo hướng hợp lý, tuy nhiên tỷ trọng vốn đầu tư cho các ngành không thay đổi nhiều qua các năm.

4.1 Vốn đầu tư ngành nông nghiệp

Bảng 18: Vốn đầu tư cho ngành nông nhiệp tỉnh Thái Bình

Đơn vị : Tỷ Đồng

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình

Nông nghiệp là một ngành mang tính truyền thống tại Thái Bình, chiếm tỷ

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng

Vốn đầu tư cho nông –lâm- thủy sản Thực hiện 425 642,447 794,682 1.026,74 1.137,87 4.026,739 Kế hoạch 409.892 470 591,948 689,764 865,899 3.027,503

trọng khá lớn trong tổng sản phẩm quốc nội cả tỉnh, trong thời gian qua được quan tâm đầu tư nên đã có sự phát triển tương đối toàn diện theo hướng đa dạng hóa cơ cấu sản xuất, phát huy thế mạnh vùng sinh thái. Vì vậy quy mô vốn đầu tư cho nông nghiệp ngày càng gia tăng, từ 425,32 tỷ đồng năm 2006 tăng lên đến 1.137,87 tỷ đ năm 2010. Ngành nông nghiệp luôn thu hút được khối lượng vốn đầu tư vượt kế hoạch đề ra. Điển hình là chính sách phát triển: “Cánh đồng 50 triệu/ ha” của tỉnh đang được triển khai nên được đầu tư lượng vốn khá lớn. Ngoài ra tỉnh còn trú trọng đầu tư cho những mô hình trang trại kiểu mới đạt hiệu quả kinh tế cao, các chương trình đánh bắt xa bờ, các dự án nuôi trồng thủy sản…Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm trung bình khoảng 11% và có xu hướng giảm đi. Đây cũng là xu hướng hợp lý với sự phát triển kinh tế. Trong cơ cấu vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp, vốn đầu tư cho ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng trên 77%, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp hơn và dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất. Cơ cấu vốn này chưa hợp lý, cần tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Đầu tư cho nông nghiệp còn manh mún, chưa tập trung và các dự án đầu tư cho nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa có hệ thống, chủ yếu là vốn đầu tư từ khu vực dân cư, các doanh nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài hầu như chưa quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp.

4.2 Vốn đầu tư ngành công nghiệp

Sản xuất công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn vừa qua đã có các bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ cả về tốc độ tăng trưởng lẫn năng lực sản xuất. Các ngành công nghiệp chủ yếu của Thái Bình bao gồm: Công nghiệp chế biến nông sản- thực phẩm, công nghiệp dệt da- may mặc, công nghiệp sứ, thủy tinh, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất cơ khí… Công nghiệp nặng luôn chiếm tỷ trọng vốn khá lớn trong tổng vốn đầu tư cho công nghiệp.Điều đó là do đầu tư cho công nghiệp nặng luôn phải cần một lượng vốn lớn, đó là yêu cầu cơ bản của ngành công nghiệp nặng. Trong khi đó ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng thì cần ít vốn hơn.

Quy mô vốn đầu tư cho công nghiệp tăng từ 1.305tỷ Đ năm 2006 đến 4398.68 tỷ đ năm 2010. Giai đoạn vừa qua tỉnh đã thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp Phúc Khánh, KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN An Hòa, KCN Cầu Nghìn với tổng số vốn đầu tư là 416,5 tỷ đồng. Đối với ngành chế biến nông sản, thực phẩm, giai đoạn vừa qua có những dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rau quả, thực phẩm, thịt gia cầm, nhà máy sản xuất nước khoáng… với tổng vốn đầu tư

cho lĩnh vực này là 38,5 triệu USD. Đầu tư cho ngành dệt may chủ yếu là xây dựng các nhà xưởng với tổng vốn đầu tư là 38.5 triệu USD… Tỉnh cũng luôn luôn chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề. Biểu hiện là dự án xây dựng các cụm khu công nghiệp nông thôn, dự hiến đầu tư tại 2006-2010 tất cả các xã có làng nghề, đến 2020 sẽ đầu tư tất cả các xã trong toàn tỉnh.

Vốn đầu tư huy động cho ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội bởi vì đầu tư cho công nghiệp đòi hỏi các dự án lớn với số vốn đầu tư nhiều. Để thu hút nguồn vốn của các thành phần kinh tế cho phát triển công nghiêp-xây dưng, tỉnh đã sử dụng nguồn vốn ngân sách nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng: giao thông vận tải, cấp thoát nước và xử lý rác thải… tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào sản xuất công nghiệp. Nhờ vậy mà công nghiệp Thái Bình đã có những bước tiến khởi sắc và trở thành ngành kinh tế đem lại thu nhập lớn cho tỉnh trong thời gian tới.

4.3 Vốn đầu tư cho ngành dịch vụ

Giai đoạn 2006-2010, Thái Bình đã thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư cho ngành dịch vụ, đây là ngành đem lại lợi nhuận cao và ngày càng phát triển theo xu thế chung của phát triển kinh tế. Vì vậy việc tỉnh coi trọng việc phát triển các ngành dịch vụ là một hướng đi đúng đắn và lâu dài.

Tổng vốn đầu tư cho ngành dịch vụ tăng nhanh từ 688,516 tỷ đồng năm 2006 lên 2.496,365 tỷ đồng năm 2010. Mức tăng này cho thấy đầu tư cho hoạt động kinh doanh dịch vụ ngày càng đem lại hiệu quả, do vậy nguồn vốn mà khu vực này thu hút càng ngày càng gia tăng nhanh. Giai đoạn này tỉnh đã thu hút được lượng vốn lớn các dự án đầu tư vào ngành dịch vụ, du lịch như: dự án xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch Đồng Châu (Tiền Hải) với số vốn đầu tư là 51,2 tỷ đồng, dự án trung tâm thương mại và hội chợ triển lãm cho cả vùng với vốn đầu tư là 90 tỷ đồng, dự án trung tâm thương mại Diêm Điền ( Thái Thụy) 1,5ha với số VĐT là 25 tỷ đồng, Dự án khu du lịch sinh thái Bách Thuận ( Vũ Thư) 20 tỷ đồng, DA du lịch sinh thái rừng ngập mặn Thụy Trường 25 tỷ đ, Khu du lịch sinh thái Cồn Vành 100 tỷ Đ…

Nhờ vào sự quan tâm của tỉnh cho việc phát triển du lịch trong giai đoạn tới, nên số vốn đầu tư huy động cho xây dựng cơ sở hạ tầng ngành du lịch tăng nhanh, kéo theo mức tăng vốn đầu tư cho các dịch vụ đi kèm, vì thế thời gian qua tỷ trọng vốn đầu tư mà ngành dịch vụ thu hút được chiếm tỷ trọng cao hơn nông nghiệp tổng vốn đầu tư và đã vượt qua ngành công nghiệp. Giai đoạn này cũng xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ cao cấp như hoạt động tín dụng ngân hàng, chứng

khoán, bảo hiểm, tư vấn luật… Những loại hình kinh doanh dịch vụ này đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn cho đào tạo nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng đem lại lợi nhuận rất cao do vậy chúng ngày càng phát triển.

Ngoài việc thu hút đầu tư phát triển các ngành sản xuất kinh doanh, tỉnh Thái Bình còn chú trọng đầu tư phát triển lĩnh vực văn hóa xã hội. và đầu tư cho khoa học công nghệ. Lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất là y tế và giáo dục. Nhiều dự án đầu tư cho xây dựng tu sửa bệnh viện và trường học đã được thực hiện trong giai đoạn vừa qua.

4.4 Vốn đầu tư cho hạ tầng xã hội.

Thái Bình tuy còn nhiều khó khăn về phát triển kinh tế, nhưng những năm qua tỉnh luôn quan tâm đến giải quyết các vấn đề xã hội. Vì vậy vốn đầu tư cho các ngành hạ tầng xã hội luôn tăng về quy mô và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Bảng 19: Vốn đầu tư cho các ngành hạ tầng xã hội

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Hạ tầng xã hội 1.584 1.894,8795 2.768,03 3.302,37 3.878,074 Khoa học công nghệ 2.0015 8.721 12.6882 19.6014 34.833 Hoạt động Đảng, an ninh xã hội 297.4229 160.854 243.747 291.2208 464.44

Giáo dục đào tạo 212.159 180.7185 267.12 421.8968 572.4223

Y tế và cứu trợ xh 44.4333 54.264 79.4682 188.5468 249.6365 Nghệ thuật, vui chơi giải trí 26.0195 64.923 79.4682 84.9394 134.6876 HĐPV cá nhân, cộng đồng 999.5491 1413.287 2014.085 2296.164 2422.055 Nguồn: Sở KH và ĐT Thái Bình

Bảng 20:Cơ cấu vốn đầu tư cho các ngành hạ tầng xã hội tại Thái Bình giai đoạn 2006-2010

Đơn vị: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Khoa học công nghệ 0,05 0,18 0,19 0,21 0,30 Hoạt động Đảng, an ninh xã hội 7,43 3,32 3,65 3,12 4,00 Giáo dục đào tạo 5,30 3,73 4,00 4,52 4.93 Y tế và cứu trợ xh 1,11 1,12 1,19 2,02 2,15 Nghệ thuật, vui chơi giải trí 0,65 1,34 1,19 0.91 1,16 HĐPV cá nhân, cộng đồng 24,24 24,97 29,17 30,16

Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thái Bình. Ta thấy cơ cấu vốn đầu tư cho các lĩnh vực thuộc hạ tầng xã hội không thay đổi nhiều qua các năm. Vốn đầu tư cho giáo dục đào và y tế gia tăng về cơ cấu qua các năm, đây là 2 ngành rất quan trọng trong mục tiêu phát triển xã hội. Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ còn thấp về cơ cấu: 0,05% năm 2006 đến 0,3% năm 2010 và gia tăng chậm về quy mô. Thời gian tới cần có biện pháp thu hút nhiều vốn hơn cho lĩnh vực này bởi vì đây là một lĩnh vực rất quan trọng, KHCN phát triển sẽ làm động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Cơ cấu vốn đầu tư cho các ngành có sự tăng giảm khác nhau, tuy nhiên quy mô vốn đầu tư nhìn chung có sự gia tăng. Đây là một hướng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của nước ta là phát triển toàn diện: phát triển kinh tế đi đôi với đảm bao công bằng xã hội. Tuy nhiên vốn đầu tư cho các ngành này chủ yếu vẫn là nguồn vốn từ trung ương và ngân sách địa phương, vẫn chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và cá nhân cho lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu “ Một số giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015 (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w