II. Nhu cầu vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-
3. Đánh giá chung về tình hình huy động vốn đầu tư tại Thái Bình giai đoạn 2006-2010.
đoạn 2006-2010.
3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
Nhìn chung bằng những nỗ lực của UBND tỉnh, các ban ngành trong tỉnh và toàn thể nhân dân, giai đoạn 2006-2010 Thái Bình đã đạt được những thành tựu đáng
kể trong việc thu hút vốn đầu tư để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Tổng vốn đầu tư vào tỉnh liên tục tăng qua các năm và luôn vượt chỉ tiêu đề ra.
Tổng số vốn đầu tư cần huy động cho giai đoạn này là 30900 tỷ đồng, khi thực hiện kế hoạch, số vốn huy động được là 36471 tỷ đ, vượt 18% so với kế hoạch. Quy mô vốn đầu tư cũng liên tục giai tăng qua các năm.
- Có sự chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo hướng hiện đại hóa.
Trong giai đoạn vừa qua, phương châm của tỉnh là huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh, vì vậy Thái Bình đã tích cực thu hút và tận dụng mọi nguồn vốn đầu tư bao gồm cả nguồn vốn trong nước : vốn và nước ngoài Vốn đầu tư trong nước bao gồm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư của các DNNN, vốn tín dụng ĐTPTNN, trái phiếu chính phủ; vốn đầu tư từ khu vực tư nhân. Vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bên cạnh đó có vốn viện trợ chính thức ODA và các nguồn vốn khác nhưng không đáng kể. Giai đoạn này, nguồn vốn đầu tư từ khu vực dân cư và doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, nguồn vốn Ngân sách cũng chiếm tỷ trọng cao còn lại là nguồn vốn trái phiếu chính phủ và vốn tín dụng ĐTPTNN chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng vốn đầu tư trong nước.. Cơ cấu vốn đầu tư dịch chuyển theo hướng hợp lý: Tỷ trọng vốn đầu tư NSNN ngày càng giảm mặc dù vẫn tăng về quy mô; Vốn đầu tư nước ngoài ngày càng gia tăng về quy mô về tỷ trọng, mặc dù hiện nay nguồn vốn này còn hạn chế nhưng xu hướng ngày càng nâng cao vai trò trong phát triển kinh tế Thái Bình.
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phân theo ngành, lĩnh vực cũng từng bước chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa: tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp,giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Các vấn đề văn hóa-xã hội cũng được quan tâm đầu tư nhằm từng bước nâng cao đời sống người dân.
Công tác quản lý hoạt động đầu tư ngày càng hoàn thiện
Thời gian nqua nhà nước đã ban hành, điều chỉnh bổ sung nhiều văn bản phap luật về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định về phân cấp quản lý quy hoạch, quản lý dự án đầu tư… sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nên tình hình thu hút vốn đầu tư tại tỉnh nhà ngày càng khả quan.
Nguyên nhân của những thành tựu trên:
Hiện Thái Bình là một trong những tỉnh có mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy phát triển sớm và rất nhanh trong cả nước. Hệ thống đường, trường, trạm, bưu chính viễn thông cũng được đầu tư đầy đủ và phát triển mạnh so với các tỉnh lân cận.
Tài nguyên đất đai rộng và chỉ có đồng bằng, thuận lợi cho giao lưu kinh tế và vận chuyển hàng hóa cũng như nguyên vât liệu và xây dựng cơ sở nhà máy, doanh nghiệp… Tiềm năng du lịch biển và tâm linh: đền chùa, hội hè … Tài nguyên biển tương đối dồi dào góp phần vào đa dạng hóa các lĩnh vực ngành nghề tại địa phương, thu hút đầu tư trên nhiều lĩnh vực.
Nguồn nhân lực Thài bình dồi dào và tương đối rẻ, lao động có trình độ khá cao. Lao động qua đào tạo chiếm khoảng 28%. Đây là một nguồn lực cho phát triển kinh tế cũng như là điểm đến tốt cho các nhà đầu tư muốn tận dụng nguồn nhân lực dồi dào này.
Tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, đặc biệt là là hạ tầng các khu công nghiệp, làng nghề, hệ thống hạ tầng dịch vu như trung tâm thương mại, hội chợ và các điểm du lich… đây cũng là một điểm mạnh trong cạnh tranh thu hút đầu tư, do vậy thời gian qua vốn đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ giai tăng nhanh tạo nên sự gia tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội tại Thái Bình.
-Cơ chế chính sách và công tác quản lý đầu tư ngày càng được quan tâm đổi mới.
Nhằm thu hút các nhà đầu tư đầu tư, tỉnh Thái Bình đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư, như: tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có nhu cầu về mặt bằng sản xuất được thuê đất theo các điều kiện cụ thể của địa phương. Các dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư sẽ được tỉnh hỗ trợ kinh phí san lấp mặt bằng. Tỉnh cũng hỗ trợ kinh phí đào tạo một lần và hỗ trợ chi phí cung ứng lao động lao động. Về mức giá thuê đất, tỉnh Thái Bình vận dụng khung giá thấp nhất do Nhà nước ban hành và phù hợp với tình hình thực tiễn của các địa phương. Cụ thể giá thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp từ 0,11 - 0,13 USD/m2/năm, giá thuê đất ven quốc lộ 39, quốc lộ 10 từ 0,16 - 0,22 USD/m2/năm. Tỉnh cũng sẽ vận dụng các chính sách thuế hiện hành của nhà nước theo chiều hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp.
Đặc biệt năm 2009, UBND tỉnh đã quyết định thành lập bộ phận một cửa liên thông ở 2 đơn vị chủ chốt, đó là Ban quản lý dự án các khu công nghiệp và Sở Kế hoạch Đầu tư.Bộ phận một cửa liên thông đã tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư vào Thái Bình: Tất cả các khâu của giai đoạn khởi sự thành lập doanh nghiệp bây giờ cho về một đầu mối tại Sở Kế hoạch Đầu tư làm, tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết và
trả kết quả tại một cửa liên thông tại Sở Kế hoạch và Đầu tư .
3.2 Những hạn chế và nguyên nhân.
3.2.1 Hạn chế
Mặc dù giai đoạn vừa qua Thái Bình đã đạt được nhiều thành công trong huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, nhưng bên cạnh đó vẫn có những hạn chế nhất định cần xem xét và khắc phục để có được hiệu quả hơn trong thời gian tới. Cụ thể những hạn chế như sau:
a, Quy mô vốn đầu tư còn nhỏ
Quy mô vốn đầu tư tuy đã đạt chỉ tiêu đề ra nhưng kết quả huy động chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, một số lĩnh vực chưa đạt chỉ tiêu đề ra như vốn đầu tư DNNN còn quá thấp, vốn đầu tư cho các lĩnh vực văn hóa xã hội chưa đạt được kết quả cần thiết, vốn đầu tư cho khoa học công nghệ còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu… lượng vốn huy động vượt chỉ tiêu còn thấp.
b, Hạn chế về huy động vốn đầu tư theo nguồn hình thành
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước còn chiếm tỷ trọng tương đối cao, năm 2006 tỷ lệ vốn đầu tư từ NSNN chiếm 19,2% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tuy những năm sau con số này có giảm nhưng vẫn ở mức cao.
-Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước còn thấp, giai đoạn vừa qua đóng góp của các DNNN vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội còn thấp cả về quy mô và tỷ trọng, trong cả giai đoạn kế hoạch 2006-2010 vốn đầu tư từ khu vực DNNN chỉ đạt 152 tỷ đồng trong khi chỉ tiêu đề ra là 980 tỷ đồng, tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội luôn thấp dưới mức 1%.
- Vốn đầu tư từ khu vực dân cư và doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa được khai thác triệt để và tăng trưởng không ổn định
Mặc dù luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội nhưng tốc độ tăng chưa cao và không ổn định.
Bảng 21: Tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư từ khu vực tư nhân
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Tốc độ tăng trưởng % 58 31,33 43,82 20,71 16.48
Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư không ổn định qua các năm cho thấy hoạt động của các doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác động bên ngoài, sau khủng hoảng tài chính năm 2008, tốc độ tăng vốn đầu tư giảm mạnh từ 43,82% xuống còn 20,71% sau 1 năm.
Vốn đầu tư từ khu vực dân cư chưa được khai thác triệt để, nguồn vốn nhàn rỗi từ khu vực dân cư chưa được tận dụng để đưa vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Các kênh thu hút vốn này còn hạn chế nên người dân khó tiếp cận với đầu tư.
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp còn thấp, chưa đủ để mua sắm những trang thiết bị, máy móc hiện đại, vốn chưa đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy mô nguồn vốn này gia tăng chủ yếu do có nhiều doanh nghiệp thành lập, nhưng các doanh nghiệp này hầu như còn nhỏ, hoạt động trong những lĩnh vực có tỷ trọng vốn thấp như may mặc, chế biến nông sản…
-Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quy mô nhỏ, tỷ trọng chưa cao, lĩnh vực đầu tư hạn chế..
Giai đoạn 2006-2010 Thái Bình huy động được 1.832 tỷ đồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đây là một con số khiêm tốn so với các tỉnh trong vùng, mặc dù Thái Bình có nhiều tiềm năng trong huy động vốn đầu tư. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu là các dự án công nghiệp dệt may và hóa chất, luyện kim, đây là những lĩnh vực đòi hỏi tỷ lệ lao động cao hơn vốn và chất thải của các lĩnh vực sản xuất này có nhiều tác động đến môi trường. Đầu tư nước ngoài vào các ngành dịch vụ còn thấp, mới chỉ có 1 dự án thuộc lĩnh vực này. Hình thức đầu tư chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
c, Hạn chế về huy động vốn đầu tư theo ngành.
- Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành chuyển dịch chậm. Mặc dù có sự dịch chuyển nhưng thời gian qua, tốc độ chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư cho các ngành còn chậm, chưa có bước đột phá.
- Vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tập trung, cơ cấu nội bộ ngành chưa hợp lý.
Vốn cho ngành nông nghiệp còn thấp so với khả năng phát triển. Mặc dù xu thế chung là vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp sẽ giảm về cơ cấu, tuy nhiên Thái Bình vốn là một tỉnh thuần nông, phát triển kinh tế thời gian qua hầu như dựa vào nông nghiệp, đóng góp của nông nghiệp và GDP luôn chiếm trên 50%, nhưng vốn đầu tư cho ngành này còn thấp và chủ yếu là vốn đầu tư của người dân, các dự án lớn hầu như rất ít và chủ yếu là đầu tư nhỏ và hầu như chưa có vốn đầu tư nước ngoài vào ngành này. Các dự án chế biến nông sản còn ít, chưa khai thác hết tiềm năng của nông nghiệp Thái Bình. Cơ cấu vốn đầu tư cho nông nghiệp chưa hợp lý, vốn đầu tư cho chăn nuôi còn quá thấp so với trồng trọt. Thời gian tới cần có những biện pháp nhằm thu hút nhiều hơn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nhất là chế biến nông sản và các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản…
- Vốn đầu tư cho công nghiệp-xây dựng tăng chậm. Tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp-xây dựng có sự gia tăng qua các năm nhưng nhìn chung tốc độ tăng còn chậm , chưa có bước đột phá tạo động lực cho ngành công nghiệp-xây dựng phát triển nhanh và mạnh. Công nghiệp Thái Bình là ngành đang được quan tâm trong giai đoạn gần đây, muốn đưa kinh tế tỉnh theo kịp khu vực và cả nước thì cần có nhưng cú huých cho công nghiệp-xây dựng phát triển. Đầu tư cho công nghiệp vẫn tràn nan, công tác quy hoạch chưa theo kịp tiến độ phát triển kinh tế hiện nay. Vốn đầu tư cho công nghiệp chủ yếu vẫn ở những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, trình độ sử dụng vốn chưa cao. Thủ công nghiệp gần đây đã được tỉnh trú trọng quan tâm, nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển nhưng quy mô còn hạn chế, vốn đầu tư chỉ ở mức duy trì chứ chưa mở rộng quy mô và công nghệ lạc hậu, chưa được đầu tư. Các khu công nghiệp chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù đây là lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các nhà đầu tư nước ngoài tại Thái Bình nhưng quy mô các dự án còn nhỏ và trình độ công nghệ thấp, chủ yếu là gia công. Các doanh nghiệp
- Vốn đầu tư cho các ngành dịch vụ cao cấp còn thấp: vốn đầu tư cho lĩnh vực vận tải, bến bãi chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó đến buôn bán, sửa chữa ô tô, xe máy. Nhưng ngành dịch vụ cao cấp như khách sạn, tài chính ngân hàng mới xuất hiện nên quy mô và cơ cấu vốn đầu tư còn nhỏ, kinh doanh bất động sản là ngành có tỷ trọng vốn thấp nhất vì ở Thái Bình lĩnh vực này chưa phát triển mạnh.