Những tồn tại, hạn chế.

Một phần của tài liệu “ Một số giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015 (Trang 26 - 29)

2.1 Nền kinh tế của tỉnh phát triển chưa vững chắc; cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch chậm và lạc hậu

Nền kinh tế có tốc độ tằng trưởng khá nhưng chưa ổn định, còn nhiều yếu tố chưa đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Một số chỉ tiêu Đại hội (chủ yếu là các chỉ tiêu về phát triển kinh tế) không đạt kế hoạch đặt ra. Cơ cấu kinh tế giữa các ngành, lĩnh vực chuyển dịch chậm so với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng; chưa có sự gắn kết giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực tuy có tăng trưởng nhưng chất lượng không cao, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Thu

ngân sách nội địa (không tính thu sử dụng đất) chỉ đảm bảo được 25-29% chi ngân sách địa phương. Đời sống nhân dân tuy đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu.

2.2 Các ngành phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

2.2.1 Nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế, chất lượng hàng nông sản chưa cao, thị trường tiêu thụ, giá cả nông phẩm còn nhiều biến động.

Nông nghiệp chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, cơ bản vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán theo kinh tế hộ gia đình; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chưa nhiều; trình độ cơ giới hóa sản xuất ở mức thấp; chuyển dịch cơ cấu cây trồng con vật nuôi còn chậm, phát triển vụ đông có chuyển biến khá nhưng còn mang tính chất tự phát, chưa tạo ra vùng chuyên canh lớn; kết quả dồn đổi ruộng đất chưa mạnh; hướng quy hoạch phát triển ổn định cho từng vùng, từng cây con chưa thật rõ và kết quả chưa thật vững chắc. Chăn nuôi phát triển chưa vững chắc và chưa đạt mục tiêu đề; diễn biến bất thường của dịch bệnh vẫn còn nguy cơ tiềm ẩn và tái phát gây thiệt hại cho sản xuất, làm giảm tốc độ tăng trưởng chung; các khu chăn nuôi tập trung hình thành chậm, hiệu quả chưa thực sự rõ nét. Sản xuất thủy sản chưa khai thác hết lợi thế, tiềm năng hiện có. Kim ngạch xuất khẩu thủy, hải sản đạt thấp. phương thức nuôi vẫn chủ yếu là quảng canh cải tiến nên năng suất thấp chất lượng sản phẩm chưa cao. Việc thực hiện các dự án vùng nuôi trồng tập trung còn chậm, thiếu đồng bộ nên phát huy hiệu quả chưa cao. Việc thực hiện các dự án vùng nuôi trồng tập trung còn chậm, thiếu đồng bộ nên chưa phát huy hiệu quả cao, chưa phát huy được lợi thế của 54 km bờ biển để phát triển khai thác thủy, hải sản xa bờ.

2.2.2 Công nghiệp quy mô còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng không đạt mục tiêu Đại hội đề ra

Các cơ sở SXCN của tỉnh chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ; trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ, máy móc thiết bị chưa cao, khả năng cạnh tranh còn yếu; thiếu những yếu tố và cơ sở cho phát triển lâu dài, hội nhập và cạnh tranh. Chưa thu hút được các nhà đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp nên xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các KCN, CCN còn chậm; công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn; một số doanh nghiệp được thuê đất nhưng chậm đầu tư xây dựng để đưa vào sản xuất; công tác bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường trong các KCN, CCN chậm triển khai. Nghề và làng nghề phát triển thiếu tính bền vững. một số nghề phát triển kém, các doanh nghiệp làm nòng cốt trong các làng nghề chưa nhiều; một số làng nghề ô nhiễm môi trường còn nghiêm trọng.

2.2.3 Chất lượng các hoạt động dịch vụ còn thấp

Việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ nông nghiệp còn yếu. Sự phát triển của hệ thống phân phối bàn buôn, bán lẻ chủ yếu theo bề rộng, quy mô nhỏ lẻ thiếu sự liên kết, hợp tác. Cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch chưa đi vào chiều sâu; hàng đệt may xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhưng vẫn mang tính chất gia công, giá trị gia tăng nhỏ. Phát triển du lịch còn chậm, chưa tạo ra được bước đột phá, chưa khai thác tiềm năng và chưa có sản phẩm đặc trưng về du lịch; cơ sở hạ tầng du lịch còn hạn chế các loại hình dịch vụ cao cấp như kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính, tư vấn đã bước đầu xuất hiện nhưng còn nhỏ. Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ còn nhiều bất cập.

2.3. Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển còn hạn chế, nhất là nguồn vốn đầu tư của nhà nước

Tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài; dự án chậm được đưa vào khai thác. Hệ thông kết cấu hạ tầng tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng cho một nền sản xuất hàng hóa trong điều kiện cạnh tranh gay gắt; chưa đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Một số công trình theo mục tiêu đại hội 17 chưa thực hiện được như: xây dựng cầu Diêm Điền, cầu Hồng Quỳnh, cầu Tịnh Xuyên và một số công trình phúc lợi xã hội ( bệnh viện mắt, sân vận động, bể bơi, nhà thi đấu đa năng).

2.4. Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường còn nhiều bất cập

Việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của các câp, các ngành chưa chủ động và đồng bộ; ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là của doanh nghiệp nói chung còn thấp. Hoạt động đánh giá, giám sát tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm chưa được coi trọng. Cơ sở sản xuất mới xây dựng có hệ thống sử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường đạt tỷ lệ thấp. Tình trạng ô nhiễm xẩy ra ở hầu hết các cụm, khu công nghiệp, làng nghề, bệnh viện, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân. Công tác quản lý tài nguyên nước, khoáng sản còn nhiều bất cập. Công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường chưa được đẩy mạnh. Vi phạm luật tài nguyên môi trường còn diễn ra ở nhiều địa phương, việc xử lý có lúc, có nơi chưa quyết liệt và kịp thời.

Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân khách quan:

giảm kinh tế toàn cầu, tình hình thiên tại, dịch bệnh tái diễn bất thường làm ảnh hưởng mạnh tới sự phát triển kinh tế của tỉnh. Điểm xuất phát nền kinh tế tỉnh còn thấp; mất cân đối lớn giữa nhu cầu và khả năng đầu tư phát triển; nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư phát triển còn hạn chế. Kết cấu hạ tầng kinh tế còn nhiều bất cập cho thu hút đầu tư. Một số chính sách của Nhà nước ban hành chưa đồng bộ, chậm được thể chế. Nguồn nguyên liệu khí đốt cho KCN Tiền Hải giảm dần. Tác động mặt trái thị trường và hội nhập quốc tế..

Nguyên nhân chủ quan:

Tập quán sản xuất nhỏ, nhận thức, tư duy về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn nhiều hạn chế, thiếu thống nhất và chậm được đổi mới.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, Đảng, Chính quyền (nhất là cấp cơ sở ) có mặt chưa năng động, sâu sát, đồng bộ, thiếu kiên quyết; chậm sơ kết, tổng kết để bổ sung, chấn chỉnh kịp thời. Nhiều chính sách, giải pháp đề ra rất đúng đắn nhưng trong tổ chức thực hiện còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả, hiệu lực của chính sách chưa cao. Công tác tham mưu điều hành của của một số cơ quan quản lý Nhà nước các cấp các ngành còn yếu, nhất là việc thu thập, nắm bắt thông tin và phân tích, đánh giá tình hình. Việc phân cấp, nâng cao trách nhiệm của các capa, các ngành và người đứng đầu vẫn chưa cụ thể. Năng lực, trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ công chức còn nhiều bất cập so với yêu cầu.

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực còn nhiều mặt yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Một phần của tài liệu “ Một số giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015 (Trang 26 - 29)