Kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt (Trang 75)

5. Kết cấu đề tài

3.3. Kiến nghị với nhà nước

Trong cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp đều toàn quyền hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh của mình và tuân theo pháp luật. Vai trò của nhà nước là định hướng tạo môi trường nhuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy được khả năng kinh doanh của mình, đặc biệt kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế kinh doanh nhập khẩu cũng phát sinh không ít những khó khăn cần tới sự điều chỉnh vĩ mô từ phía nhà nước để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và góp phần chung cho hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Xuất phát từ thực tế đó tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối nhà nước như sau:

3.3.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.

Cho đến nay mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước đã cố gắng nhiều để dần dần hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động nhập khẩu nhưng vẫn còn một số tồn tại do nguyên nhân khách quan và chủ quan, gây khó khăn cản trở cho hoạt động

nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung cũng như của công ty nói riêng. Các điều chỉnh về cơ chế quản lý xuất nhập khẩu tỏ ra thiếu chiến lược lâu dài, hầu hết các mặt quản lý đều có hạn chế. Do vậy, để tạo lợi nhuận cho hoạt động này, trong thời gian tới nhà nước cần tiến hàng các công việc sau:

+ Về thủ tục hàng chính: Đơn giản hoá bớt bỏ một số khâu không cần thiết gây phiền hà trong thủ tục nhập khẩu. Hiện tại có quá nhiều cơ quan tham gia vào hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, ngoài hải quan còn có các cơ quan quản lý của nghành, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý của địa phương... Đôi khi những bộ phận này có sự chồng chéo lẫn nhau trong việc quản lý và không nhất quán gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Nhà nước cần xây dựng một mô hình quản lý thống nhất để giảm bớt gánh nặng thủ tục cho các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội kinh doanh.

+ Về thuế nhập khẩu: Nhà nước cần điều chỉnh lại thuế nhập khẩu như giảm dần mức thuế, hoàn thiện biểu thuế cụ thể, chính xác cho từng loại mặt hàng nhập khẩu để công ty có thể xây dựng kế hạch kinh doanh của mình một cách chủ đông.

3.3.2. Quản lý chặt chẽ ngoại tệ để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu.

Một khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu hiện nay lag nguồn vốn ngoại tệ còn rất hạn chế, để tạo điều kiện thuận lợi hơn công ty cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu khác nhà nước có thể tiến hành:

+ Nhà nước nên nới lỏng quan hệ trao đổi ngoại tệ giữa các doanh nghiệp nhập khẩu giúp họ tận dụng được ngoại tệ nhàn rỗi của nhau, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

+ Nhà nước phải quản lý chặt chẽ nguồn ngoại tệ từ các hoạt động kiều hối vì nó là nguồn cung ngoại tệ lớn cho các doanh nghiệp nhập khẩu.

+ Bên cạnh đó, nhà nước cần giữ cho tỷ giá hối đoái ổn định ở mức hợp lý, tránh những xáo động bất thường và không kiểm soát được của tỷ giá. Việc bình ổn tỷ giá của nhà nước sẽ tạo tâm lý yên tâm cho các nhà doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

3.3.3. Nhà nước nên hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu.

Nhiều doanh nghiệp khi bắt bắt được cơ hội kinh doanh lớn có thể kiếm nhiều lợi nhuận cho mình song họ lại không thực hiện kinh doanh được vì thiếu vốn. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu cần rất nhiều vốn để thực hiện nghĩa vụ thanh toán hàng nhâp khẩu, do đó nhà nước:

+ Nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu như: cho vay vốn với lãi suất thấp, trong thời gian dài. Có như vậy thì lợi nhuận của doanh nghiệp mới tăng lên không bị trả quá lớn về chi phí vay vốn và thời gian dài sẽ yên tâm kinh doanh hơn không phải no lơm lớp hoàn vốn sơm với ngân hàng.

+ Nhà nước có thể chỉ đạo các ngân hàng bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhập khẩu có thể vay được những khoản lớn từ các hãng sản xuất nước ngoài dưới hình thức trả chậm. Điều này đặc biệt quan trọng khi các doanh nghiệp phải tiến hành những kế hoạch phân bổ quá lớn với khả năng của mình. Nhờ vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu như công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt có thể hoạt động dễ dàng và an toàn hơn.

3.3.4. Hỗ trợ về thông tin cho các doanh nghiệp.

Thông tin nhà nay có vai trò hết sức quan trọng đối với cả doanh nghiệp. Tuy nhiên việc nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doan. Chính vì thế nhà nước cần phải thường xuyên tổ chức các diễn đàn thông tin kinh tế cho các doanh nghiệp về tình hình kinh tế trong và ngoài nước, những biến động của thị trường, những dự đoán về tình hình biến động đó... để các doanh nghiệp nhập khẩu có thể đưa ra kế hoạch kinh doanh nhập khẩu hợp lý, trách rỏi ro.

Nhà nước có thể thành lập các tổ chức thông tin kinh tế ở các đại sứ quán để doanh nghiệp có thể thu thập thông tin về thị trường, sản phẩm, giá cả... ở các quốc gia mà doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá. Đồng thời nhà nước có thể xuất bản các ấn phẩm giới thiệu về những hàng hoá sản phẩm chuyên nghành.

3.3.5. Tăng cường và mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế.

Nhà nước cần phải duy trì mở rộng quan hệ hợp tác theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ quốc tế. Trên cơ sở đó xác định đúng đắn các khu vực thị trường trọng điểm có lợi cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Nhà nước phải là người dẫn dắt cho các đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp làm ăn với các doanh nghiệp ở thị trường đó.

Nhà nước ta phải có chủ trương tham gia vào các liên kết kinh tế khu vực cũng như các diễn đàn kinh tế thế giới, các tổ chức thương mại kinh tế quốc tế. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia làm ăn với nước ngoài được tốt hơn, trách được các rào cản thương mại, được ưu đãi về thuế… mà Việt Nam là thành viên.

3.3.6. Phát triển cơ sở hạ tầng

Nền kinh tế đươch ví như một cơ thể sống còn cơ sở hạ tầng là mạch máu trong cơ thể. Nếu mạch máu đó không chảy thì cơ thể sẽ chết không thể sống tồn tại phát triển được. Để phát triển nền kinh tế nước nhà nhà nước phải rất chú trọng xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội.

Khi cơ sở hạ tầng tốt như: hệ thống giao thông vânh tải, thông tin liên lạc, sân bay, cảng bến… phát triển sẽ tạo thuận lợi cho kinh doanh của các doanh nghiệp không làm tăng các chi phí không đáng có liên quan đến cơ sở hạ tầng nghèo nàn lạc hậu, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp góp phần nâng cao được hiệu quả kinh doanh của mình.

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong thực tế rất đa dạng, phức tạp chuyển biến không ngừng, nó đòi hỏi phải được bổ sung và hoàn thiện theo thời gian. Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hoá nói riêng và kinh doanh nói chung là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và của toàn xã hội. Đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt” nhằm đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt và qua đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu của công ty. Mặt khác qua đây hoàn thiện sâu hơn kiến thức cho mình, góp phần vào quá trình nghiên cứu vào lý luận và thực tiễn làm cơ sở khoa học nghiên cứu. Đây thực sự là một đề tài rộng lớn và phức tạp mà để giải quyết nó không những phải có trình độ hiểu biết, năng lực, kiến thức rộng lớn mà còn đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm cọ xát trên thương trường.

Trong những năm gần đây hiệu quả kinh doanh của công ty tuy được nâng lên rõ rệt thể hiện doanh thu, lợi nhuận tăng nhanh và ổn định qua các năm góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Kết quả công ty đạt được tuy chưa cao nhưng phần nào cũng nói lên công ty đã có những bước tiến dài quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Với những kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty dần khẳng định mình trong nghành xây dựng. Đây là lĩnh vực có tiềm năng lớn khi mà nhu cầu xây dưng trong nước là rất lớn mà nền công nghiệp nước ta chưa đủ mạnh để đáp ứng phải nhập khẩu bổ sung. Đây chính là cơ hội lớn cho công ty cũng như các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu mặt hàng này.

Bên cạnh những thành tựu mà công ty đạt được thì vẫn còn tồn tại các vấn đề: Sử dụng vốn kinh doanh, tổ chức thực hiện hợp đồng… làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Nếu không có những biện pháp tương ứng hữu

hiệu khắc phụ các tồn tại này để nâng cao chất lượng nhập khẩu thì nó làm ảnh hưởng tới hiệu quả chung của công ty

Danh mục tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Mạnh Cường. Luật văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp nhằm năng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của VINACONEX” – Khoa thương mại – K41 – ĐHKTQD. Năm 2003.

2. Lưu Thị Hương – Vũ Huy Hào đồng chủ biên. Giáo trình “tài chính doanh nghiệp” – ĐHKTQD. Nhà xuất bản lao động – Hà Nội, năm 2004.

3. Nguyễn Thị Hường. Giáo trình “Kinh doanh Quốc tế”, tập 2 – ĐHKTQD, năm 2005.

4. Nguyễn Thị Hường. Giáo trình “Quản trị Dự Án & Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI”, tập 2 – ĐHKTQD. Nhà xuất bản thống kê, năm 2004.

5. Báo các tài chính của Công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt qua các năm 2003 – 2007: Bản báo các kết quả kinh doanh, bản thiết minh tài chính, bản lưu chuyển tiền tệ…

6. Các phương án kinh doanh Công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt gửi ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Hà Nội để vay vốn kinh doanh qua các năm 2002 – 2007.

7. Web của công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt: www.xaydungtiendat.com

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w