Những mặt tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt (Trang 56 - 58)

5. Kết cấu đề tài

2.5.2. Những mặt tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả của công ty

Để đánh giá đúng đắn về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của công ty trong thời gian vừa qua, bên cạnh việc chỉ ra các ưu điểm của công ty, chúng ta không thể không đề cập đến những mặt tồn tại để từ đó tìm hiểu nguyên nhân đưa ra các biện pháp khắc phục. Từng bước hoàn thiện hơn nữa hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty để thúc đẩy công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ trong sự cạnh tranh đầy khốc liệt của cơ chế thị trường.

− Về công tác nghiên cứu thị trường như nghiên cứu thị trường nhập khẩu cũng như thị trường tiêu thụ trong nước chưa được triệt để làm nhiều chi phí trong quá trình kinh doanh còn khá cao. Do công tác nghiên cứu còn yếu nên một số mặt hàng xây dựng khi nhập về nước thì nhu cầu bị hạ xuống thấp phải bán với giá không giống kỳ vọng ban đầu, ảnh hưởng không nhỏ đến việc theo dõi, quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

− Trong vấn đề sử dụng vốn kinh doanh: Các chỉ tiêu tuy được cải thiện nhiều nhưng cũng chỉ tăng bếch bênh, không đều và không được nhanh cho lắm còn kém xa các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực kinh doanh với mình là do lợi nhuận tăng nhanh trong khi vốn kinh doanh tăng chậm và không được nhiều. Do còn thiếu vốn kinh doanh trong khi vốn kinh doanh giành cho nhập khẩu là rất

lớn. Do đó, trong thời gian tới công ty phải tìm mọi biện pháp để có nhiều nguồn tài trợ vốn đưa vào kinh doanh làm cho vòng luân chuyển vốn tăng lên nhanh hơn nữa. Có như vậy hiệu quả sử dụng vốn của công ty mới được cải thiện.

− Về vấn đề tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu và hợp lý hoá cơ cấu hàng nhập khẩu:

+ Nhiều phương án kinh doanh tuy thu được lợi nhuận nhưng chưa cao, chi phí (trừ vận tải) lên đến gắp 3 – 4 lần lãi ròng, giá nhập khẩu mà công ty nua từ nước ngoài về không phải là mức giá thấp nhất ngoài thực tế nên không tỏ rõ hiệu quả kinh tế cao so với các doanh nghiệp nhập khẩu khác cùng phương án kinh doanh hàng giống mình.

+ Cơ cấu hàng nhập khẩu chưa hợp lý, hàng cần nhập nhiều thì lại nhập ít, hàng cần nhập ít thì lại nhập nhiều chiếm tỷ trọng lại lớn trong cơ cấu gây tình trạng ế ẩm không tiêu thụ được làm phát thêm các chi phí như: chi phí lưu kho, chi phí quản ly hàng… làm giảm lợi nhuận. Không nắm được hàng của đối thủ cạnh tranh cùng cung cấp hàng nhập khẩu như mình hay những sản phẩm hàng hoá thay thế cũng như hàng hoá sản xuất ở trong nước. Tất cả điều này làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

+ Công tác tổ chức kinh doanh như thực hiện hợp đồng đôi khi còn yếu, còn chậm có thời gian lên đến 6 tháng là do các điều khoản trong hợp đồng nhiều lúc còn gây phiền phức, không thuận lợi cho công ty do quá trình đàm phán ký kết hợp đồng chuẩn bị kiến thức, thông tin không tốt trước khi bước vào đàm phán.

− Một tồn tại nữa mà công ty cũng cần phải quan tâm và tìm cách giải quyết là giá mua hàng của công ty thường lá giá CIF cảng đến, tức là quyền thuê tàu thuộc về bạn hàng nước ngoài. Mà trong kinh doanh ngoại thương người giành được quyền thuê tàu là người có ưu thế, luôn chủ động trong kinh doanh. Do đó, công ty luôn ở thế thụ động phụ thuộc vào bạn hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w