Nhóm chỉ tiêu tài chính và kinh tế

Một phần của tài liệu Khái niệm đầu tư (Trang 38 - 41)

I. Hệ chỉ tiêu đánh giá các phương án máy xây dựng

1. Nhóm chỉ tiêu tài chính và kinh tế

1.1. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và kinh tế

* Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính

Các chỉ tiêu này phản ánh lợi ích của doanh nghiệp, bao gồm: - Các chỉ tiêu tĩnh (tính toán cho một năm)

+ Chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm của máy. + Lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm của máy. + Mức doanh lợi của một đồng vốn đầu tư mua máy.

+ Thời hạn thu hồi vốn mua máy.

- Các chỉ tiêu động (tính cho cả tuổi thọ của máy)

+ Các chỉ tiêu hiệu số thu chi, bao gồm: Hiện giá của hiệu số thu chi (NPW);

+ Giá trị tương lai của hiệu số thu chi (NFW) tính cho điều kiện thị trường vốn hoàn hảo và không hoàn hảo; Giá trị san đều hàng năm của hiệu số thu chi (NAW).

+ Thời hạn thu hồi vốn tính theo chỉ tiêu động NPW.

+ Các chỉ tiêu suất thu lợi: Suất thu lợi nội tại (IRR); Suất thu lợi ngoại lai (ERR); Suất thu lợi tái đầu tư tường minh (ERRR); Suất thu lợi hỗn hợp dùng cho trường hợp thị trường vốn không hoàn hảo (CRR).

+ Tỷ số thu chi (B/C_BCR). - Các chỉ tiêu về an toàn tài chính. + Độ an toàn của nguồn vốn mua máy. + Điểm hoà vốn lỗ lãi khi sử dụng máy.

+ Khả năng trả nợ, ngạch số trả nợ, thời gian trả nợ, điểm hoà vốn trả nợ và điểm hoà vốn bắt đầu có khả năng trả nợ (hoà vốn hiện kim).

+ Độ nhạy của dự án mua sắm máy. ∗Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Các chỉ tiêu này phản ánh lợi ích của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bao gồm:

- Mức đóng góp thuế cho Nhà nước khi sử dụng máy. - Giá trị sản phẩm gia tăng của máy.

- Đẩy nhanh tốc độ xây dựng và các hiệu quả kinh tế kéo theo cho các ngành khác.

- Nâng cao chất lượng xây dựng.

- Góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành xây dựng và các ngành khác.

- Kích thích sản xuất cơ khí nội địa phát triển, thay thế nhập khẩu. - Tăng khả năng tranh thầu quốc tế.

1.2. Các chỉ tiêu chi phí (tính chung và tính cho một đơn vị sản phẩm)

Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và kinh tế đóng vai trò tổng hợp, còn các chỉ tiêu chi phí nói chung chỉ đóng vai trò bổ sung (trừ trường hợp với các dự án nhỏ thì chỉ tiêu chi phí cho một sản phẩm của máy có thể đóng vai trò là một trong các chỉ tiêu tổng hợp để so sánh). Các chỉ tiêu chi phí bao gồm:

Các chỉ tiêu thuộc khâu mua sắm thiết bị

- Các chỉ tiêu chủ yếu:

+ Vốn đầu tư mua sắm máy xây dựng. + Chi phí vận chuyển và lắp đặt máy. - Các chỉ tiêu bổ sung:

+ Chi phí ngoại tệ mua sắm máy.

+ Chi phí hợp tác quốc tế có liên quan đến nhập khẩu máy. + Chi phí đào tạo công nhân sử dụng máy (nếu có).

Các chỉ tiêu thuộc khâu vận hành máy

- Các chỉ tiêu chính + Chi phí sử dụng máy.

+ Chi phí các vật tư quý hiếm và ngoại tệ phục vụ cho khâu vận hành. - Các chỉ tiêu bổ sung

+ Tỷ trọng các loại chi phí vật tư, chi phí cho nhân công, chi phí cho khấu hao, cho bảo dưỡng và sửa chữa trong tổng số chi phí.

+ Chi phí cho di chuyển, tháo lắp, vốn đầu tư cho các máy móc và thiết bị kèm theo có liên quan đến di chuyển và tháo lắp máy.

+ Chi phí cho công trình tạm phục vụ máy (nếu có). + Một số chỉ tiêu tính theo hiện vật như:

Chi phí chất đốt và năng lượng tính cho một sản phẩm của máy. Chi phí lao động cho một sản phẩm (năng suất lao động).

Chi phí lao động hiếm quý (thợ bậc cao).

Các chỉ tiêu chi phí thuộc khâu bảo quản và sửa chữa

- Chi phí tính cho một lần sửa chữa mỗi loại. - Chi phí cho một lần bảo dưỡng mỗi loại. - Chi phí phụ tùng thay thế hiếm quý. - Thời gian sửa chữa và bảo quản mỗi loại.

- Vốn đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo quản và sửa chữa máy.

Một phần của tài liệu Khái niệm đầu tư (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w