Nội dung của dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Khái niệm đầu tư (Trang 25 - 30)

1.1. Xác định nhu cầu của thị trường có liên quan đến máy xây dựng

- Nhu cầu của thị trường xây dựng, bao gồm:

+ Khối lượng đầu tư và xây dựng trong thời gian tới của các chủ đầu tư ở mọi lĩnh vực, khu vực địa lý.

+ Các loại vật liệu xây dựng, kết cấu xây dựng, kiểu nhà, công nghệ xây dựng có liên quan đến loại máy đang định mua sắm.

+ Trình độ tập trung hoá và chuyên môn hoá của ngành xây dựng, nhất là quy mô công trường và độ xa chuyên chở máy đến công trường.

+ Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng. + Số máy xây dựng định mua sắm còn thiếu trên thị trường.

Mt = Mc – (Mhc + Mn ) + Mđ (2.5) Trong đó:

Mc _số máy đang xét cần có cho thị trường xây dựng theo dự báo cho kỳ đang xét. Mhc _số máy hiện có trên thị trường xây dựng.

Mn _số máy do các chủ thầu xây dựng nước ngoài nhập vào Việt Nam cho kỳ đang xét.

Mđ _số máy cũ có thể bị đào thải dự báo ở kỳ đang xét.

- Khả năng cung cấp máy xây dựng của thị trường máy xây dựng, bao gồm:

+ Các nguồn cung cấp, mẫu mã máy.

+ Trình độ kỹ thuật, đặc tính sử dụng và hiệu quả kinh tế, giá cả của các loại máy đang cần mua.

+ Điều kiện mua bán và thanh toán.

1.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và khả năng của doanh nghiệp xây dựng

+ Khả năng thắng thầu và nhiệm vụ xây dựng của doanh nghiệp theo dự báo.

+ Chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng, nhất là vấn đề tăng cường khả năng thắng thầu, phương hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá của doanh nghiệp.

+ Khả năng đáp ứng của doanh nghiệp về vốn, về trình độ công nhân vận hành máy.

1.3. Các điều kiện thuận lợi và khó khăn

Bao gồm các vấn đề như:

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ máy hoạt động (đường giao thông, điện, chất đốt, cơ sở sửa chữa, khả năng cung cấp thiết bị phụ tùng thay thế…).

+ Các điều kiện tự nhiên về thời tiết và khí hậu (nhất là khí hậu nhiệt đới), về địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, nhất là ở các công trường cho máy thực hiện.

+ Các điều kiện về nguyên vật liệu xây dựng có liên quan đến xây dựng phải vận chuyển và chế biến.

1.4. Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội dự kiến đạt được và kết luận

Tính toán hiệu quả sơ bộ và theo những nét lớn để kết luận về sự cần thiết phải đầu tư mua máy.

2. Lựa chọn hình thức đầu tư

- Lựa chọn hình thức kinh doanh như hình thức vay vốn hay tiến hành liên doanh để mua máy.

- So sánh giữa phương án tự mua sắm và đi thuê máy.

- So sánh giữa khả năng cải tạo máy hiện có (nếu có) với phương án mua sắm mới.

- So sánh giữa phương án mua sắm máy để tự làm công việc xây dựng hay đem máy cho thuê, hay kết hợp cả hai khả năng.

- So sánh giữa phương án mua máy nội địa hay nhập khẩu máy.

3. Lựa chọn công nghệ, phương án sản phẩm, giải pháp kỹ thuật và công nghệ của máy nghệ của máy

Xác định công suất của máy

- Các căn cứ để xác định công suất của máy là: khối lượng công việc hàng năm phải thực hiện, khả năng cung cấp máy móc phù hợp với công suất định chọn, khả năng về vốn của doanh nghiệp, tính toán hiệu quả kinh tế, trình độ tập

trung và quy mô của các công trường, độ xa chuyên chở máy đến công trường lúc ban đầu (nếu độ xa chuyên chở máy lớn, quy mô công trường bé và phân tán trên lãnh thổ thì máy có công suất lớn sẽ không có lợi).

- Các loại công suất phải dự kiến: công suất thiết kế, công suất tính toán cho dự án (có tính đến một độ an toàn nhất định), công suất tối thiểu bảo đảm sản lượng hoà vốn và an toàn tài chính cho các năm sử dụng máy.

Xác định phương án sản phẩm của máy

- Lựa chọn máy đa năng (thực hiện nhiều sản phẩm) hay máy chuyên dùng (một sản phẩm).

- Khả năng thực hiện các loại công việc xây dựng với một chất lượng sản phẩm cho phép.

- Công dụng của máy…

Xác định giải pháp kỹ thuật và công nghệ cho máy

- Xác định trình độ kỹ thuật hiện đại của máy phù hợp.

- Lựa chọn nguyên lý tác động kỹ thuật của máy (nguyên lý tĩnh hay chấn động, cơ cấu thuỷ lực hay cơ cấu cơ học bình thường, cơ cấu di chuyển bánh xích hay bánh hơi, loại chất đốt, hoạt động liên tục hay chu kỳ…).

- Xác định công nghệ cho máy, bao gồm phần cứng (máy móc) và phần mềm (con người với kỹ năng nhất định, thông tin và tổ chức thi công).

- Xác định một số chỉ tiêu cơ bản như: mức tự động hoá, độ dài chu kỳ công nghệ, hệ số sử dụng nguyên liệu xuất phát, thế hệ kỹ thuật, độ linh hoạt, mức độ phế phẩm và chất lượng sản phẩm, an toàn và cải thiện lao động, bảo vệ môi trường, độ bền chắc và tin cậy…

- Xác định nhu cầu về máy móc thiết bị phục vụ kèm theo khi tháo lắp và chuyên chở máy.

4. Dự báo các địa điểm sử dụng máy, phương án tổ chức quản lý máy và sử dụng lao động phục vụ máy dụng lao động phục vụ máy

Dự báo các địa điểm sử dụng máy

- Sơ bộ xác định các loại công trường xây dựng mà máy có thể tham gia xây dựng sau này dựa trên các điều kiện tự nhiên của công trường, tình trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ máy…

- Xác định loại quy mô công trường và độ xa chuyên chở máy xây dựng đến công trường phù hợp nhất với loại máy định nhập, các điều kiện sử dụng máy có hiệu quả của các công trường.

Nhu cầu về cơ sở vật chất để cất giữ và bảo quản máy

Bao gồm các vấn đề như:

- Giải pháp các công trình xây dựng để bảo quản và cất giữ máy.

- Giải pháp các loại công trình tạm phục vụ máy (bệ máy, lán trại, đường ray…).

Phương án tổ chức quản lý và sử dụng lao động phục vụ máy

Bao gồm các vấn đề như:

- Xác định hình thức tổ chức sử dụng máy (chuyên môn hoá hay sử dụng hỗn

hợp, phân tán hay tập trung), nhu cầu về bộ máy quản lý (nếu có). - Xác định biên chế công nhân lái máy.

5. Phân tích tài chính và kinh tế xã hội của dự án

Bao gồm các vấn đề:

- Xác định các số liệu xuất phát để phân tích.

+ Vốn đầu tư mua sắm máy xây dựng, dự kiến tuổi thọ của máy và giá trị thu hồi khi đào thải máy.

+ Vốn lưu động phục vụ máy khi vận hành, chủ yếu là dự trữ nhiên liệu, vật liệu xây dựng (ví dụ cho máy trộn vữa), dự trữ phụ tùng thay thế (tính theo số ngày dự trữ theo định mức).

+ Chi phí sử dụng máy hàng năm tương ứng với khối lượng công việc hàng năm của máy theo dự kiến.

+ Chi phí vận hành máy hàng năm không có khấu hao. + Doanh thu hàng năm của máy theo dự kiến.

+ Khấu hao cơ bản hàng năm và các khoản trừ dần (nếu có). + Tiến độ vay vốn, trả vốn đi vay và các khoản lãi.

+ Xác định tiền thuế và tiền thuê cơ sở hạ tầng khi sử dụng máy.

+ Xác định hiệu số giữa doanh thu và chi phí vận hành (còn lại chính là lợi nhuận và khấu hao cơ bản).

+ Xác định suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được. + Lập dòng tiền tệ của dự án.

- Phân tích tài chính là giai đoạn tổng hợp các chỉ tiêu tài chính và kỹ thuật từ việc phân tích thị trường, phân tích kỹ thuật và phân tích nguồn lực. Đây là khâu quan trọng và cốt yếu đối với chủ đầu tư, các nhà tài trợ vốn. Phân tích tài chính của dự án đầu tư qua hệ thống các chỉ tiêu (chỉ tiêu tĩnh, chỉ tiêu động) và phân tích an toàn tài chính sẽ được trình bày ở mục sau.

- Phân tích kinh tế xã hội của dự án đầu tư được trình bày cụ thể ở mục sau.

Một phần của tài liệu Khái niệm đầu tư (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w