0
Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Thực trạng các dự án thuỷ điện đầu t theo hình thức B.O.T trong nớc tạ

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO HÌNH THỨC BOT TRONG NƯỚC TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ (Trang 34 -39 )

B.O.T trong nớc tại Tổng công ty Xây dựng Sông Đà.

1. Tình hình triển khai và thực hiện dự án BOT Thuỷ điện Cần Đơn (TỉnhBình Phớc). Bình Phớc).

Trớc đây, Tổng công ty xây dựng Sông Đà là một doanh nghiệp xây dựng chỉ chuyên thực hiện các dự án thuỷ điện lớn do Nhà nớc giao thầu nh Thuỷ điện Thác Bà, thuỷ điện Hoà Bình, Thuỷ điện Yaly, thuỷ điện Vĩnh Sơn...Tuy nhiên, cứ sau mỗi khi hoàn thành các công trình lớn thì Tổng công ty lại phải giải quyết những khó khăn hết sức to lớn, đó là việc làm của ngời lao động. Tình trạng "hậu Sông Đà" là một ví dụ điển hình. Đó là vào những năm 1993, 1994, khi công trình thuỷ điện Hoà Bình đi vào giai đoạn hoàn thành, Tổng công ty đã có gần 1 vạn công nhân thiếu việc làm, đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Để giải quyết tình trạng này, Tổng công ty đã có nhiều biện pháp nh mở rộng nghành nghề kinh doanh, xây dựng mới các cơ sở sản xuất công nghiệp (vật liệu xây dựng, may mặc...).

Xuất phát từ quan điểm : Phải vợt lên thói quen đóng vai trò là bên B, luôn luôn phải bị động và phụ thuộc vào các chủ đầu t, Tổng công ty Xây dựng Sông Đà đã quyết định tự tìm kiếm các công trình, đầu t vốn vào xây dựng và kinh doanh các công trình đó, trớc tiên là các công trình thuỷ điện, một lĩnh vực mà Tổng công ty đã có bề dày kinh nghiệm qua các công trình lớn của nớc ta nh Thuỷ điện Thác Bà, Hòa Bình, Yaly... Sau khi xem xét nhiều phơng án lựa chọn công trình đầu t, Tổng công ty đã trình lên Chính phủ, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng xin phép xây dựng thuỷ điện Cần Đơn theo hình thức B.O.T trong nớc. Tháng 3/1998, khi Chính phủ đồng ý giao cho Tổng công ty Xây dựng Sông Đà làm chủ đầu t công trình thuỷ điện Cần Đơn, Tổng công ty đã làm luận chứng khả thi, tập hợp hồ sơ trình lên các Bộ, Ngành liên quan. Sau rất nhiều cuộc họp, hội thảo về thuỷ điện Cần Đơn, các Bộ, Ngành, địa phơng có liên quan đều có ý kiến ủng hộ việc thực hiện Dự án. Ngày 15/9/1999 với giấy phép đầu t số 04/ĐT- ĐTTN của Bộ trởng Bộ Kế hoạch và Đầu t, Tổng công ty Xây dựng Sông Đà đã trở thành doanh nghiệp trong nớc đầu tiên đợc cấp giấy phép đầu t xây dựng thuỷ điện theo hình thức B.O.T trong nớc.

1.1. Sự cần thiết của Dự án

Đối với Tổng công ty Xây dựng Sông Đà.

Ngoài việc thu lợi nhuận từ Dự án qua việc bán điện cho Tổng công ty điện lực Việt Nam, công trình thuỷ điện Cần Đơn còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn cán bộ công nhân của Tổng công ty sau khi hoàn thành thuỷ điện Yaly, đồng thời vừa tận dụng đợc số lợng thiết bị xe máy chuyên dùng hiện đại trong xây dựng thuỷ điện và kinh nghiệm quý báu của cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty.

Đối với việc cung cấp điện.

Công trình Thuỷ điện Cần Đơn nằm trong quy hoạch phát triển sau năm 2000 của Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn IV.

Theo các số liệu thống kê và dự báo, tốc độ tăng trởng về nhu cầu điện năng bình quân từ nay đến 2010 là khoảng 10%. Việc phát triển các nguồn điện cho t- ơng lai do các nguyên nhân nguồn vốn, công tác chuẩn bị và triển khai đầu t kéo dài... nên nhiều công trình không thực hiện đợc tiến độ đề ra và khả năng cung cấp điện ngày một thiếu, nhiều công trình nhiệt điện lớn đang chuẩn bị đầu t còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong khi đó, công trình thuỷ điện Cần Đơn là công trình thuỷ điện có quy mô nhỏ, là một trong các Dự án quy hoạch để khai thác tiềm năng Sông Bé phù hợp với quy hoạch. Theo kế hoạch tiến độ đề ra, tổ máy đầu tiên sẽ phát điện vào năm 2002, đáp ứng một phần nhu cầu điện năng toàn quốc và khu vực góp phần cân đối sự phát triển giữa nguồn điện và lới điện của nớc ta.

Bảng 2 : Nhu cầu tiêu thụ điện năng toàn quốc (triệu KWh).

Giá trị (triệu Kwh) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu Kwh) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu Kwh) Tỷ trọng (%) (1) (2) (3) (4) (5)=(4)/(2) (6) (7)=(6)/(2) 2000 30150 100 15560 51.61 14590 48.39 2005 53601 100 29049 54.19 24552 45.81 2010 87816 100 48054 54.72 39762 45.28

Năm Cả nước Miền Nam Miền Bắc

Nhu cầu tiêu thụ điện năng.

Theo dự báo, nhu cầu điện năng của cả nớc năm 2005 là 53.601 triệu Kwh, bằng 1,8 lần năm 2000, đến năm 2010, nhu cầu điện năng là 87.816 triệu Kwh, bằng 2,9 lần năm 2000. Nh vậy, trong những năm tới, nớc ta cần có thêm nhiều nhà máy điện để đáp ứng nhu cầu về điện năng ngày càng lớn của đất nớc. Qua dự báo cũng thấy rằng nhu cầu điện năng của Miền Nam cũng rất lớn, chiếm trên 50% nhu cầu điện năng của cả nớc. Do đó, việc xây dựng nhà máy thủy điện Cần Đơn tại tỉnh Bình Phớc với công suất 72 MW, sản lợng điện hàng năm gần 300 triệu KWh sẽ góp phần cung cấp điện cho Miền Nam và cả nớc.

1.2. Địa điểm thực hiện Dự án.

Dự án Thuỷ điện Cần Đơn chạy dọc theo huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phớc, là bậc thang số 2 trên sông Bé. Thuỷ điện Cần Đơn nằm ở hạ lu thuỷ điện Thác Mơ cách xa Nhà máy thuỷ điện Thác Mơ 55 km về phía hạ lu và nằm cách thị xã Ph- ớc Long khoảng 25 km trên tỉnh lộ số 320 và quốc lộ số 14.

Sông Bé bắt nguồn từ cao nguyên Xixanô phía Tây Nam Tây nguyên và là một trong ba nhánh sông lớn của sông Đồng Nai. Chiều dài sông Bé từ thợng nguồn nơi nhập lu vào sông Đồng Nai vào khoảng 300 km; đến tuyến Cần đơn dài 191,60 km. Diện tích lu vực đến cửa sông là 8210 km2; đến Cần Đơn là 3225 km2

và đến Thác Mơ là 2220 km2. Việc đi lại đến công trờng rất thuận tiện vì từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi theo 2 tuyến:

- Tuyến 1: Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Xoài - Phớc Bình - Quốc lộ 14 với tổng chiều dài là 180 km.

- Tuyến 2 : Thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành - Lộc Ninh - Quốc lộ 14 cũng với tổng chiều dài là 180 km.

1.3. Vai trò của Dự án.

Sau khi có Nhà máy thuỷ điện Thác Mơ lu lợng trên sông Bé đã đợc điều tiết và có khả năng cung cấp cho hạ du vào mùa khô tối thiểu 66m3/s và vào mùa ma tối đa 196 m3/s vì vậy, nếu tại hạ du Thác Mơ ta xây dựng một công trình hứng lấy nớc điều tiết của Thác Mơ nh công trình thuỷ điện Cần Đơn thì đó sẽ là một phơng án bố trí thích hợp và khả thi vì :

- Thuỷ điện Cần Đơn sẽ cung cấp nguồn năng lợng cho hệ thống điện phía Nam với công suất 72 MW và điện năng hàng năm là 294,4 triệu Kwh.

- Cùng với thuỷ điện Thác Mơ, thuỷ điện Cần Đơn sẽ điều hoà nớc tới cho vùng đồng bằng, cung cấp nớc với lu lợng 4 m3/s tới trực tiếp cho diện tích 4.800 ha đất trồng của các xã thuộc huyện Lộc Ninh thuộc khu vực hạ lu công trình.

- Với diện tích mặt thoáng 9,37 km2, thuỷ điện Cần Đơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho môi trờng và đánh bắt thuỷ sản hàng năm từ 5-10 tấn/năm, góp phần đáng kể trong việc cải thiện đời sống nhân dân khu vực lân cận công trình.

- Cùng với thuỷ điện Thác Mơ, thuỷ điện Cần Đơn thông qua công trình Phớc Hòa ở hạ lu sẽ cung cấp nớc tới cho 45.680 ha thuộc khu vực phía Nam Sông Bé và cung cấp khoảng 16 m3/s cho nớc sinh hoạt và công nghiệp.

- Nằm trong tỉnh Bình Phớc, một tỉnh biên giới mới tách ra, thuỷ điện Cần Đơn sẽ giúp địa phơng đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa, phát triển kinh tế ở vùng núi và vùng biên giới.

1.4. Tác động môi trờng và kế hoạch đền bù tái định c.

Tác động môi trờng.

Trong thời gian xây dựng công trình thuỷ điện Cần Đơn, chất lợng nớc hồ Cần Đơn có giảm đi so với điều kiện tự nhiên nhng không trầm trọng (độ khoáng hóa của nớc thay đổi rất ít chỉ từ 3-5 mg/l còn lợng ô xi hoà tan trong nớc hồ giảm không đáng kể so với nớc sông tự nhiên). Việc tập trung nhiều phơng tiện máy móc thiết bị và nhân công xây dựng công trình sẽ làm các loại động vật rừng, nhất là những loài cỡ lớn, có vùng hoạt động rộng nh báo hoa, nai, hổ, voi, bò tót, bò rừng... phải lui vào những vùng rừng núi xa hơn, yên tĩnh hơn, nơi ít ngời lui tới. Các loài động vật đáy nh trai, hến, ốc sẽ giảm mạnh về thành phần loài cũng nh số lợng trong những năm đầu nớc đợc tích trong hồ, nhng sau khi nền đáy bắt đầu ổn định thì chúng sẽ phát triển trở lại. Trong thời gian xây dựng công trình, sức khoẻ của dân c trong vùng cũng bị ảnh hởng do ô nhiễm bụi, khói và tiếng ồn do các loại thiết bị xe máy hoạt động suốt ngày đêm trên công trờng gây ra. Đồng thời, khả năng mắc những bệnh lạ của dân c trong vùng cũng tăng cao vì có rất nhiều công nhân ở các địa phơng khác đến. Tất cả các tác động tiêu cực trên chỉ gây ảnh hởng ở quy mô nhỏ và có tính chất nhất thời trong thời gian xây dựng công trình, khi kết thúc giai đoạn này thì các tác động đó cũng lập tức mất đi.

Trong thời kỳ vận hành công trình, nớc đã đợc tích vào hồ chứa Cần Đơn, đất bị ngập chủ yếu là đất đỏ vàng trên đất sét và là loại ít có khả năng khai thác để phát triển nông nghiệp. Thực vật bị chìm ngập cũng chủ yếu là rừng nghèo, cây bụi, thảm cỏ và thảm thực vật nhân tác (gồm lúa, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn trái). Nh vậy, thảm thực vật tự nhiên bị thiệt hại trong lòng hồ là không đáng kể nhng thảm nhân tác bị thiệt hại khá lớn. Hơn nữa, trong số diện tích đất bị ngập còn có đất và nhà của bà con dân tộc S' Tiêng và một số di c từ ngoài Bắc vào nh Nùng, Tày, Thái... Nh vậy, hồ chứa nớc Cần Đơn không những gây thiệt hại về tài sản nh nhà cửa, đất đai của bà con dân tộc mà còn gây xáo trộn cuộc sống và sản xuất cho họ, đặc biệt là những ngời vừa mới di dân từ ngoài Bắc vào cha lâu. Do đó, cần phải có một kế hoạch xây dựng khu dân c mới cụ thể với sự đầu t phù hợp và trợ giúp ban đầu để bà con có thể mau chóng vợt qua những khó khăn, sớm ổn định sản xuất và phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, ngoài các tác động tiêu cực do hồ chứa Cần Đơn gây ra. Hồ chứa n- ớc có những ảnh hởng tích cực đối với khu vực xung quanh. Trớc hết, điều kiện khí hậu có khả năng đợc cải thiện theo hớng tích cực đối với sản xuất và đời sống con ngời. Diện tích mặt nớc tăng lên làm cho nhiệt độ không khí ẩm lên về ban đêm và vào ban ngày không khí sẽ mát hơn, không khí ở khu vực làm hồ sẽ ẩm hơn, khả năng lu thông không khí giữa các vùng sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, quy mô của hồ Cần Đơn không lớn nên những thay đổi này thể hiển không rõ rệt. Ngoài ra, nhờ có hồ Cần Đơn, độ ẩm không khí và độ ẩm trong đất tăng lên giúp cho cây sinh trởng và phát triển tốt hơn, tạo điều kiện tốt cho tái sinh rừng, các loài gỗ lớn sẽ xuất hiện, tình trạng tự nhiên của thảm thực vật sẽ đợc cải thiện tốt hơn, đặc biệt là các thảm thực vật quanh bờ hồ. Đó chính là các tác nhân bảo vệ nguồn nớc đến hồ chứa và chống xói mòn đất, giúp cho hồ chứa không bị giảm tuổi thọ. Hơn nữa cùng với sự phát triển trở lại của các thảm thực vật và khu rừng quanh hồ, các loài động vật đã di tản khỏi khu vực trong thời kỳ xây dựng sẽ trở về sống tại các khu vực quanh hồ chứa hồ Cần Đơn cũng tạo điều kiện cho những loài động vật gắn liền với nớc phát triển mạnh. Cuối cùng, hồ chứa Cần Đơn có thể sử dụng làm cơ sở nuôi trồng thuỷ sản tạo điều kiện phát triển kinh tế cho dân c quanh vùng. Và với sự biến mất của các tác động tiêu cực trong thời kỳ xây dựng, khu vực quanh hồ sẽ trở lại yên tĩnh, cộng với công trình đập dâng và nhà máy thuỷ điện có kiến trúc đẹp, hồ chứa có dạng lòng sông, mạng lới giao thông vào khu vực lòng hồ do công trình để lại khá tốt và hệ thống lới điện cung cấp ổn

định cho khu vực quanh hồ, đó chính là những điều kiện tốt để nơi này trở thành một khu du lịch và giải trí có giá trị.

Kế hoạch đền bù tái định c.

Vùng chịu ảnh hởng trực tiếp là 4 xã: Hng Phớc, Thiện Hng, Đakia và Đức Hạnh thuộc hai huyện Phớc Long và Lộc Ninh tỉnh Bình Phớc. Tổng số hộ bị ảnh hởng là 261 hộ có 1.136 ngời, số hộ cần tái định c là 47 hộ, diện tích nhà bị ảnh hởng là 4.258 m2 và chủ yếu là nhà cấp 4 và nhà tạm. Diện tích lúa là 55,15 ha, cây ăn quả và các loại cây khác là 80,1 ha, đất khác là 1.902 ha. Dự tính chi phí cho đền bù và tái định c là 36 tỷ đồng. 1.5. Các vấn đề kỹ thuật của dự án: Cấp công trình : Cấp II (Theo TCVN 5060-90) • Tần suất lũ thiết kế: P = 0,5% • Lu lợng lũ thiết kế: Q 0,5% = 6.162 m3/s • Đặc trng hồ chứa: - Mực nớc dâng bình thờng : 110 m - Mực nớc chết : 104 m - Mực nớc gia cờng : 111,6 m - Diện tích mặt hồ : 19 km2

- Dung tích toàn bộ hồ chứa : 165,5 triệu m3

- Dung tích hữu ích hồ chứa : 79,9 triệu m3

- Dung tích chết hồ chứa : 85,6 triệu m3

Nhà máy : Kiểu lòng sông, bố trí bờ phải

- Công suất lắp máy : 72 Mw

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO HÌNH THỨC BOT TRONG NƯỚC TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ (Trang 34 -39 )

×