Đặc điểm của các dự án thủy điện

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển theo hình thức BOT trong nước tại tổng công ty xây dựng sông đà (Trang 32 - 34)

1. Đặc điểm về địa điểm thực hiện dự án.

Vì là dự án thủy điện, nên địa điểm thực hiện dự án phải là ở những vùng núi, có sông lớn chảy qua. Nơi có thể đáp ứng đợc điều kiện này là khu vực miền núi và hầu hết ở khu vực này cơ sở hạ tầng cha có gì (đờng sá, điện nớc...) đều thiếu, dân c địa phơng chủ yếu là bà con dân tộc ít ngời. Do đó, muốn thực hiện đợc dự án thì cần phải có giai đoạn chuẩn bị xây dựng đờng, điện nớc... vào công trờng và thực hiện việc giải phóng mặt bằng, di dân, đền bù diện tích đất đợc sử dụng cho việc xây dựng các khu phụ trợ và công trình chính. Tất cả những điều trên đã làm tăng chi phí đầu t cho dự án và kéo dài thời gian xây dựng công trình.

2. Đặc điểm về sản phẩm của dự án.

Sản phẩm của dự án thủy điện không phải là loại hàng hóa thông thờng có thể trao đổi mua bán trực tiếp trên thị trờng. Mà có thể coi nó là một loại hàng hóa đặc biệt vì điện sản xuất ra đợc bao nhiêu thì phải tiêu thụ hết bấy nhiêu, không thể tích trữ nh hàng hóa tồn kho đợc. Đồng thời, ở Việt Nam hiện nay, điện là sản phẩm đợc phân phối do một nhà phân phối duy nhất là Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Do đó, khi thực hiện dự án B.O.T về sản xuất điện, chủ đầu t phải ký hợp đồng bán điện với Tổng công ty Điện lực Việt Nam vì đây là nhà phân phối điện độc quyền ở nớc ta.

3. Đặc điểm về vốn đầu t và thời gian xây dựng.

Để xây dựng đợc một nhà máy thủy điện, cần xây dựng rất nhiều hạng mục công trình khác nhau theo những giai đoạn khác nhau, nh xây dựng đờng, điện, nhà ở và nhà làm việc và các khu phụ trợ khác phục vụ cho thi công công trình chính và xây dựng các hạng mục công trình chính nh hệ thống đập chính, đập phụ, hệ thống hầm, gian máy nhà máy thuỷ điện... Do đó, tổng vốn đầu t cho dự án thủy điện thờng lớn và thời gian xây dựng tơng đối dài. Ví dụ thủy điện Hòa Bình xây dựng trong vòng 15 năm (1979-1994) với tổng trị giá 20.000 tỷ đồng; thủy điện Yaly xây dựng trong vòng 9 năm (1993-2002) với tổng trị giá 9.200 tỷ đồng.

4. Đặc điểm về thiết kế kỹ thuật, máy móc thiết bị cho dự án.

Đối với dự án thủy điện, thiết kế kỹ thuật là một phần tơng đối phức tạp và đòi hỏi độ chính xác, an toàn cao vì để xây dựng đợc nhà máy thủy điện, cần phải thiết kế rất nhiều hạng mục xây dựng khác nhau, từ các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông... cho đến các công trình ngầm, thủy công. Phơng tiện máy móc thiết bị dùng cho xây dựng thủy điện phần lớn là những thiết bị chuyên dụng và có giá trị lớn. Những thiết bị máy móc này chỉ thích hợp cho xây dựng đợc các công trình lớn, không thể sử dụng rộng rãi vào việc xây dựng các công trình dân dụng thông thờng.

5 Tác động tới môi trờng, xã hội.

ảnh hởng của việc xây dựng nhà máy thủy điện đến khu vực xung quanh là rất lớn, cả về mặt môi trờng và xã hội. Về môi trờng, việc hình thành hồ chứa nớc của nhà máy làm ngập một khu vực lớn (gồm nhà cửa, nơng, vờn...) nơi sinh sống của bà con dân tộc ít ngời, khiến họ phải di chuyển chỗ ở vào khu định c mới, làm xáo trộn cuộc sống của họ. Việc tích nớc vào hồ chứa cũng có thể gây nên những chấn động địa chất quanh vùng do nớc ngập làm sập các hang núi. Tuy nhiên, khi hồ chứa đã hình thành thì khí hậu quanh vùng sẽ đợc điều hòa hơn, đồng thời hồ chứa còn đợc sử dụng làm nơi tham quan, du lịch, nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phơng, xoá đói giảm nghèo cho dân c sống ven hồ. Về mặt xã hội, việc xây dựng nhà máy thủy điện ở vùng sâu nh miền núi sẽ tạo điều kiện làm thay đổi bộ mặt của địa phơng, giao thông đi lại thuận tiện khiến buôn bán phát triển, trao đổi giữa miền xuôi và miền ngợc đợc thuận tiện hơn. Bà con dân tộc có điều kiện tiếp xúc với các phơng tiện nghe nhìn, vui chơi giải trí và học tập, giảm dần khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng về mọi mặt.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển theo hình thức BOT trong nước tại tổng công ty xây dựng sông đà (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w