Đặc điểm phân bố các dạng khuyết tật theo khu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm người khuyết tật và một số yếu tố liên quan đến dị tật bẩm sinh ở Hà Tây cũ (Trang 38 - 39)

Số ngời khuyết tật ở nông thôn nhiều hơn hẳn so với thành thị. Khu vực thành thị của Hà Tây trong điều tra chỉ có 514 ngời khuyết tật chiếm 2,03% còn 97,97% ngời khuyết tật lại phân bố chủ yếu ở vùng nông thôn. Đây là một thực tế rõ ràng bởi vì Hà Tây là một tỉnh thuần nông và chỉ có xấp xỉ 10% dân số thành thị. Trong đó hai thành phố Hà Đông và Sơn Tây đã chiếm 8,3% dân số thành thị. Mặt khác, tốc độ đô thị hóa của Hà Tây trong nhiều năm qua là không cao chỉ khoảng 1,21% trong khi toàn quốc là 6,63%.

Ngoài ra, trong điều tra còn thấy có sự khác nhau rõ rãng trong sự phân bố của của hai dạng khuyết tật khó khăn về nhìn và khó khăn về học. Nếu ở khu vực thành thị dạng khó khăn về nhìn chỉ chiếm 6,23% và dạng khó khăn về học chiếm 17,12% thì ngợc lại, ở khu vực nông thôn dạng khó khăn về nhìn chiếm tới 10,06% và dạng khó khăn về học chỉ chiếm 9,95% (hai sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê p < 0,05).

Loại KT Thành thị Nông thôn p n % n % Khó khăn về vận động 104 20,23 6.508 26,19 <0,05 Khó khăn về nhìn 32 6,23 2.634 10,60 <0,05 Khó khăn về nghe 11 2,14 771 3,10 >0,05 Khó khăn về nói 13 2,53 1.174 4,72 >0,05 Khó khăn về học 88 17,12 2.473 9,95 <0,05 Bất thờng thần kinh 112 21,79 5.672 22,83 >0,05 Đa khuyết tật 154 29,96 5.615 22,60 <0,05 Tổng cộng 514 100 24.847 100

ở khu vực thành thị các dạng khuyết tật hay gặp là đa khuyết tật chiếm 29,96% dân số thành thị, khó khăn về vận động chiếm 20,23%, bất thờng thần kinh chiếm 21,79%. Khu vực nông thôn dạng khuyết tật chiếm tỷ lệ cao nhất là khó khăn về vận động chiếm 26,19%, tiếp theo là bất thờng thần kinh chiếm 22,83% và đa khuyết tật chiếm 22,06%. Trong đó sự sai khác về tỷ lệ của dạng bất thờng thần kinh giữa khu vực nông thôn và thành thị không có ý nghĩa thống kê p > 0,05.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm người khuyết tật và một số yếu tố liên quan đến dị tật bẩm sinh ở Hà Tây cũ (Trang 38 - 39)