C. Phân theo cơ cấu ngành công nghiệp
B. Chia theo ngành
3.4.4. Kiến nghị về giải pháp khai thác thị trường nội địa
- Tăng cường năng lực quản lý, đặc biệt khả năng tiếp thị, nghiên cứu nhu cầu, cải tiến mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp với sức mua và thị hiếu tiêu dùng của mọi tầng lớp dân cư, của các doanh nghiệp.
- Hạn chế nhập khẩu (tăng thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng mà công nghiệp chế biến trong nước có khả năng sản xuất và cung cấp đầy đủ cho thị trường). Đề ra các biện pháp quản lý thị trường hữu hiệu chống hàng xấu, hàng giả và các sản phẩm nhập lậu.
- Có quy chế cụ thể đối với việc thông tin quảng cáo, khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa như quy định lệ phí quảng cáo cho hàng ngoại phải cao hơn hàng nội.
- Mở rộng các đại lý tiêu thụ cho các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản, mở rộng mạng lưới thu mua, sơ chế, bảo quản và vận chuyển một số loại sản phẩm như sữa, rau quả tươi tại một số nơi sản xuất khi chuyển đến nhà máy.
kết luận
Với mục tiêu nghiên cứu đặt ra, bằng phương pháp hệ thống, phương pháp lôgíc và lịch sử, kết hợp với phương pháp thực chứng, luận văn đã hoàn thành một số nội dung chính dưới đây chính dưới đây:
1- Trên cơ sở làm rõ khái niệm công nghiệp chế biến, đặc điểm của công nghệ chế biến và nét đặc trưng của công nghiệp chế biến nông, lâm sản, luận văn đã phân tích có cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò của công nghiệp chế biến một cách toàn diện trên các khía cạnh kinh tế, xã hội ở các nước nói chung và ở nước ta nói riêng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, nhất là các nước NIEs và ASEAN, luận văn tìm ra xu hướng có tính quy luật chung của sự hình thành và phát triển công nghiệp chế biến. Đó là phát triển công nghiệp chế biến gắn với nông, lâm nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến theo hướng sử dụng nguyên liệu tổng hợp có liên quan đến sản phẩm cuối cùng, phát triển công nghiệp chế biến trong sự gắn bó hữu cơ với các ngành kinh tế khác kể cả các ngành kết cấu hạ tầng.
2- Luận văn phân tích làm rõ vai trò của công nghiệp chế biến trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là đối với những nước nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phân tích thực trạng và định hướng phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Về các quan điểm gồm có: gắn nông, lâm nghiệp với công nghiệp chế biến, áp dụng công nghệ chế biến nhiều trình độ, có trọng điểm, đi tắt lên hiện đại, tạo điều kiện chuyển sang lấy công nghệ chế biến hiện đại làm chủ yếu. Gắn công nghiệp chế biến nông, lâm sản với nguồn nguyên liệu giữa nông thôn với đô thị, giữa trung ương với địa phương trên địa bàn trong tiến trình phát triển công nghiệp chế biến, gắn chế biến với các ngành kết cấu hạ tầng, tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ trong tiến trình phát triển.
3. Thông qua thực trạng công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố, luận văn đánh giá thành tựu và hạn chế của sự phát triển công nghiệp chế biến qua các thời kỳ
trước và sau 1986 đến nay trên các khía cạnh: tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất nhập khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài, đóng góp vào ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động. Trên cơ sở hạn chế so với yêu cầu phát triển công nghiệp chế biến, luận văn nêu lên những mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới, đó là: mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển công nghiệp chế biến với nguồn nguyên liệu và kết cấu hạ tầng, mâu thuẫn giữa khả năng phát triển với tình hình thị trường đầu ra, mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng và phát triển công nghiệp chế biến với trình độ công nghệ, tay nghề và vốn đầu tư, mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển công nghiệp chế biến với các yếu tố quản lý vi mô, vĩ mô.
4. Trên cơ sở lý luận của chương 1 và thực trạng phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố. Để phát triển công nghiệp chế biến, luận văn đưa ra các giải pháp chủ yếu giải quyết vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến, đổi mới công nghệ và đầu tư phát triển chiều sâu, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa ngành công nghiệp chế biến với ngành nguyên liệu và kết cấu hạ tầng, tiếp tục sắp xếp tổ chức lại các doanh nghiệp công nghiệp chế biến trên địa bàn, đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, tăng cường việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước.
Từ các giải pháp, luận văn đề xuất một số kiến nghị gắn với chính sách tài chính, tín dụng, chính sách về thuế, chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách tiêu thụ, thị trường nội địa...
Tài liệu tham khảo
[1]. Báo cáo một số nét về tình hình kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
[2]. Báo cáo tổng kết năm 1999 của Ban Quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
[3]. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực, Nxb
Thống kê, Hà Nội, 1994.
[4]. Đánh giá phát triển công nghiệp Việt Nam, Dự án VIE/89/007.
[5]. Đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp - bài toán đã có lời giải. Báo Sài Gòn giải
phóng, ngày 23-8-2000.
[6]. Ngô Đình Giao, Công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
[7]. Kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.
[8]. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962.
[9]. Nguyễn Ngọc Long, Về cuộc cải cách kinh tế của Lênin, Nxb Thanh niên, 1996. [10]. Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 1994.
[11]. Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 1995.
[12]. Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 1999.
[13]. Phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam,
Nxb Thống kê, 1999.
[14]. Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 1996 - 2010, Sở
Công nghiệp, 1995.
[15]. Số liệu thống kê 1985 - 1995 của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, 10/1996. [16]. Số liệu khảo sát của Văn phòng Chính phủ Malaysia, tháng 9/1995.
[17]. Thành phố Hồ Chí Minh thực tế và triển vọng, Nxb Thống kê và Cục Thống kê
thành phố, 1991.
[18]. Tổng luận khoa học kỹ thuật kinh tế, số 1-1997.
[19]. Vũ Anh Tuấn, Xu hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Hà Nội, 1998.
[20]. Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh khóa IV. Thành phố Hồ Chí
Minh, 1986.
[21]. Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh khóa VI. Thành phố Hồ Chí
Minh, 1996.
[22]. Văn kiện Hội nghị lần thứ 15 BCH Đảng bộ thành phố khóa VI. Thành phố Hồ Chí
Minh, 2000.
[23]. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,