C. Phân theo cơ cấu ngành công nghiệp
B. Chia theo ngành
3.3.3. Các giải pháp về nguồn nguyên liệu
Thành phố cần có những chủ trương và quyết sách dựa trên đòn bẩy lợi ích kinh tế, kết hợp hài hòa giữa khâu khai thác cung ứng nguyên liệu với khâu sơ chế, công nghiệp chế biến để các doanh nghiệp công nghiệp chế biến triển khai trong thực tiễn. Cụ thể là:
- Phối hợp giữa các nhà máy chế biến nông, lâm, thủy hải sản với các nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu để tuyển chọn, lai tạo giống cây, con đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản. Cần đặc biệt chú ý khai thác và ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học như công nghệ gen, cấy hợp tử, và nhân nhanh các giống cây, con quý.
- Hình thành một số vùng nguyên liệu tập trung, hình thành một số vùng nông nghiệp chuyên môn hóa của thành phố như vùng cây ăn quả, vùng rau sạch, vùng cá, vùng bò sữa... Phối hợp với các tỉnh phụ cận để hình thành một số vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản thành phố.
- Tích cực chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn ngoại thành, khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển kinh tế nông trại, trang trại.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nông sản phẩm trước khi đưa đi tiêu thụ. Có chính sách khuyến khích sản xuất các loại nông sản có chất lượng cao.
- Đối với nguyên liệu phải nhập ngoại, do tính chất nhập ngoại nên thường bị động, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất công nghiệp chế biến, cộng vào đó là chính sách thuế nhập khẩu chưa hợp lý. Để chủ động nguồn nguyên liệu nhập ngoại cần xác định có căn cứ khoa học định mức dự trữ nguyên liệu trong sản xuất nhằm sử dụng vốn lưu động
có hiệu quả làm cơ sở cho kế hoạch vay vốn ngân hàng, hoặc kế hoạch tăng vốn tự có, thông qua hợp đồng mua bán được ký kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các công ty bán nguyên liệu cuả các nước.