C. Phân theo cơ cấu ngành công nghiệp
B. Chia theo ngành
3.3.4. Tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Giải quyết tốt vấn đề nguyên liệu và công nghệ là điều kiện quyết định để nâng cao chất lượng nông sản chế biến và hạ giá thành sản phẩm, nhờ đó mở rộng thị trường tiêu thụ. Thực tế cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của ta còn ở mức khiêm tốn (chỉ hơn 3,4 tỷ USD/ năm). Vì vậy để phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản lên 4-5 tỷ USD cần phải tăng cường hơn nữa công tác mở rộng thị trường [5]. Để mở rộng thị trường cần phối hợp vói các biện pháp sau:
- Nghiên cứu xác định một số sản phẩm có lợi thế, có khả năng tiêu thụ ổn định trên thị trường quốc tế để tập trung sản xuất và lựa chọn bạn hàng tiêu thụ.
- Nghiên cứu nhu cầu trên thị trường để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ nhằm khai thác thị trường nội địa và xuất khẩu tại chỗ. Một nghịch cảnh đáng lưu ý hiện nay là, chúng ta quá chú ý đến việc sản xuất các mặt hàng chế biến để xuất khẩu, tham gia vào cuộc cạnh tranh không cân sức với các cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng ở nước ngoài thì thị trường nội địa lại để mặc cho hàng hóa nhập ngoại chiếm lĩnh; trong khi các nhà kinh doanh nước ngoài đánh giá rất cao về thị trường tiêu thụ của hơn 70 triệu dân nước ta và hơn 5 triệu dân thành phố hiện có sức tiêu thụ rất lớn. Do vậy giải pháp đồng bộ nhằm khai thác triệt để thị trường nội địa phải được đặt lên hàng đầu trong quá trình phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thành phố trong những năm trước mắt đi đôi với mở rộng thị trường nước ngoài.
- Tổ chức có hiệu quả việc thu thập, xử lý về thông tin thị trường trong nước và ngoài nước cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, từng bước phát triển thương mại điện tử hàng hóa nông sản. Bên cạnh đó khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại ở trong nước và cả trên thế giới như hội chợ, triển lãm thương mại, giới thiệu hàng Việt Nam...