C. Phân theo cơ cấu ngành công nghiệp
B. Chia theo ngành
2.3.1. Thành tựu và vai trò của công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản
Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ VI đã nhận định trong 5 năm (1991 - 1995), khu vực công nghiệp "bình quân hàng năm tăng 16,8%, có tiến bộ đáng kể". Đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, mở rộng sản xuất kinh doanh, tiếp
cận thị trường, tự tích lũy và huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhiều sản phẩm thay dần hàng ngoại nhập, được thị trường tín nhiệm. Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến được nâng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Nhờ vậy đã tăng thu ngân sách trên địa bàn, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách quốc gia, bước đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế [20, 16-17]. Nhận định trên bắt nguồn từ thành tựu sau:
Thứ nhất, Có động thái tăng trưởng cao và liên tục qua nhiều năm về giá trị sản
lượng công nghiệp chế biến trong đó có công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
Qua 15 năm đổi mới kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng, nhất là từ năm 1990 trở lại đây, bình quân hàng năm tăng là 13,9%. riêng công nghiệp chế biến tăng 14,7%, bình quân hàng năm công nghiệp tăng trong thời kỳ 1991 - 1995 là 16,8%. Năm 1996, công nghiệp có tốc độ tăng trưởng 17,1% so cùng thời kỳ 1995. Tuy nhiên thời kỳ 1996 - 1999 tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố liên tiếp giảm sút. Tổng sản phẩm xã hội (GDP) 1999 tăng 6,2%, công nghiệp duy trì ở mức tăng trưởng 10,2% [22, 10]. Việc giảm sút tốc độ tăng trưởng trong thời kỳ này có nhiều nguyên nhân, nhất là ảnh hưởng của sự khủng hoảng tài chính của khu vực Đông Nam á, nguồn vốn đầu tư phát triển đạt thấp, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của các thành phần kinh tế chưa được cải thiện.
Thứ hai: Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến trong cơ cấu ngành công
nghiệp, nhất công nghiệp chế biến nông, lâm sản đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn thành phố "theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP", một sự chuyển dịch tiến bộ phù hợp với quy luật và xu hướng phát triển cơ cấu ngành kinh tế. Tính đến cuối 1999 cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố trong GDP phản ánh ở hình 2.
N¨ m 1990 5% 61% 34% N¨ m 1999 2% 55% 43% [12, 28].
Thứ ba: Sự phát triển của công nghiệp chế biến trong đó có công nghiệp chế biến
nông, lâm, hải sản, góp phần tăng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố qua các năm.
Trong thời gian qua, mặc dù có những khó khăn về kinh tế, song tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có bước phát triển khá, nếu như năm 1996 kim ngạch xuất khẩu là 3.828.233.000 USD, đến năm 1999, kim ngạch xuất khẩu tăng lên 4.599.422.000 USD. Thị trường xuất khẩu công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản tương đối ổn định và đã thâm nhập được một số thị trường mới như Mỹ, EU và Nhật Bản.
Thứ tư: Sự phát triển của công nghiệp chế biến, trong đó có công nghiệp chế biến
nông, lâm, hải sản trong thời gian qua có tác động lớn đến việc thực hiện mục tiêu giải phóng và khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước, thu hút vốn công nghệ đầu tư của nước ngoài, phục vụ cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố.
Cho đến nay, trên địa bàn thành phố, cơ cấu các thành phần kinh tế hình thành ngày càng rõ nét và vận động đan xen dưới nhiều hình thức. Kinh tế nhà nước nói chung và công nghiệp nhà nước nói riêng được củng cố một bước về tổ chức, giảm bớt về số lượng, đang phấn đấu giữ các vị trí then chốt trọng yếu. Kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể phát triển khá, năng động diễn ra trong nhiều lĩnh vực, hình thành những doanh nghiệp lớn dưới nhiều mức độ. Kinh tế tư bản nhà nước đang trong quá trình hình thành dưới
Công nghiệp và Nông, lâm, thủy sản
những hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh, xây dựng kinh doanh... góp phần từng bước hình thành các khu chế xuất, các khu công nghiệp tập trung.
Tính đến cuối 1999, đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh là 783 dự án với số vốn hơn 10,5 tỷ USD. Nếu chia theo ngành kinh tế thì công nghiệp chế biến chiếm 312 dự án.
Thứ năm, Sự phát triển của công nghiệp chế biến, trong đó có công nghiệp chế
biến nông, lâm sản góp phần tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động trên địa bàn thành phố. Theo số liệu thống kê của thành phố năm 1999, số lao động làm việc trong công nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh đều tăng lên, năm 1996 thu hút 467.143 lao động. Đặc biệt là lao động trong công nghiệp chế biến thu hút số lao động nhanh hơn, nhiều hơn: năm 1996 lao động trong công nghiệp chế biến là 393.915 lao động, thì đến cuối năm 1999 là 450.827 lao động, trong đó lao động trong công nghiệp chế biến nông, lâm sản tăng nhanh hơn.
Việc mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động dẫn đến tăng thu ngân sách trên địa bàn thành phố. Năm 1999, thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt 25.933 tỷ đồng, vượt dự kiến 496 tỷ đồng, chiếm gần 30% tổng thu của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thành phố là 1.350 USD/người/năm, mức thu nhập cao nhất cả nước.
Tóm lại, qua 15 năm đổi mới từ 1986 trở lại đây, công nghiệp chế biến, trong đó
có công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thành phố có nhiều tiến bộ đáng kể và ngày càng có vai trò to lớn về nhiều mặt; thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng kim ngạch xuất khẩu; tăng thu ngân sách; tạo công ăn việc làm; phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế; thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đem lại sức phát triển mới cho công nghiệp thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.