C. Phân theo cơ cấu ngành công nghiệp
B. Chia theo ngành
3.1. Những quan điểm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh
3.1. Những quan điểm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh
Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VI chỉ rõ: "Hướng chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp là: Nâng tỷ trọng một số ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển, tăng sản phẩm sử dụng nguyên vật liệu trong nước; ổn định tốc độ phát triển và giữ vững, nâng cao chất lượng của ngành công nghiệp dệt - may, hóa chất, nhựa, vật liệu xây dựng". Từ phương hướng đó, có thể rút ra các quan điểm làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển công nghiệp, trong đó có công nghiệp chế biến nông, lâm sản:
Thứ nhất: Tập trung đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc vào những
ngành mà sản phẩm của nó được thị trường trong nước và thị trường thế giới, trước hết là thị trường các nước trong khối ASEAN có nhu cầu.
Quan điểm này đòi hỏi phải chấp nhận cạnh tranh và thông qua cạnh tranh, lợi dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của nước ta nói chung và thành phố để có thể chen chân được vào thị trường quốc tế. Bằng cách đó, thúc đẩy công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển nhanh, có hiệu quả, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển công nghiệp chế biến so với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới.
Thứ hai: Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản trong sự cân đối với
các ngành, trong đó có ngành nguyên liệu, với kết cấu hạ tầng.
Chúng ta biết rằng chất lượng, quy mô phát triển của công nghiệp chế biến phụ thuộc nhiều yếu tố gắn với đầu vào của sản xuất như điện, nước, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông... đặc biệt phụ thuộc vào chất lượng, số lượng cũng như tính kịp thời của nguồn nguyên liệu trong nước và nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Vì
vậy, thực hiện totó quan điểm cân đối, đồng bộ giữa các ngành có ý nghĩa rất quan trọng, có liên quan đến thành bại của sự phát triển.
Thứ ba: Lựa chọn một cơ cấu công nghiệp thích hợp trong quá trình phát triển
công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm công nghiệp lớn, là địa bàn có nhiều lực lượng công nghiệp tham gia (trung ương, địa phương, ngoài nhà nước, liên doanh, đầu tư nước ngoài), nhưng nguồn vốn có hạn, lực lượng lao động nhiều song chất lượng lao động so với thế giới và khu vực chưa cao. Một cơ cấu công nghệ được coi là thích hợp để lựa chọn là phải làm sao thỏa mãn các điều kiện nói trên và đưa lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Vấn đề này cũng phù hợp quan điểm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta như Nghị quyết Đại hội Đảng VIII đề ra là: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để lựa chọn dự án đầu tư" [9, 96].
Thứ tư: Quá trình phát triển công nghiệp, trong đó công nghiệp chế biến nông,
lâm sản phải đảm bảo củng cố và nâng cao vai trò chủ đạo của công nghiệp chế biến nhà nước trên các khía cạnh: Nắm các cơ sở quan trọng, hiện đại về trang bị và tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh có lãi, mẫu mực về chấp hành luật pháp, hỗ trợ và dẫn dắt công nghiệp chế biến thuộc các thành phần kinh tế khác ngoài công nghiệp nhà nước. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi đi đôi với quản lý vĩ mô giúp các xí nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh phát huy vai trò tích cực của mình vì sự nghiệp "dân giàu, nước mạnh".