Doanh thu và lợi nhuận:

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá (Trang 35 - 39)

Năm 2008 vừa khép lại với những ấn tượng khó quên trong mỗi chúng ta. Tình hình kinh tế trong nước và thế giới diễn biến phức tạp và khó lường. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây một cú sốc lớn cho nền kinh tế thế giới và gây ành hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam . Cùng với các khó khăn chung của nền kinh tế đất nước như: Thời tiết diễn biến bất thường gây thiệt hại cho đời sống kinh tế - xã hội, giá các loại nguyên vật liệu đầu vào tăng vọt ảnh hưởng đến giá thành sản

xuất…, khó khăn lớn nhất của ngành thuốc lá trong năm 2008 là việc Nhà nước tăng mức thuế suất thuế TTĐB đã tác động bất lợi cho hoạt động của toàn ngành thuốc lá. Để hạn chế đến mức thấp nhất các tác động ảnh hưởng của những khó khăn đặc thù trong năm 2008 – một trong những năm khó khăn nhất của ngành thuốc lá trong nhiều thập niên qua, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp quyết liệt và có hiệu quả, phấn đấu vượt qua khó khăn như: Tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và tích cực chuyển đổi cơ cấu sản phẩm; tăng cường công tác thị trường và chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong cuộc chiến chống thuốc lá nhập lậu; nỗ lực đẩy mạnh công tác xuất khẩu nhằm bù đắp sự sút giảm của sản lượng tiêu thụ nội địa; phối hợp, phân công trong sản xuất và hỗ trợ gia công để giúp các đơn vị đang gặp khó khăn; cắt giảm và giãn tiến độ đầu tư một số dự án chưa thật cần thiết để tập trung nguồn vốn đầu tư trọng điểm…Với sự nỗ lực chung của toàn Tổng Công ty, đã vượt qua một năm nhiều biến động với những kết quả đáng khích lệ: Tổng doanh thu đạt 18.500 tỷ, tăng 17% so với năm 2007. Nộp ngân sách đạt 3.870 tỷ, tăng 25%. Lợi nhuận đạt được mức tăng trưởng 5%. Cùng với sự phát triển của Tổng Công ty trong năm qua liệu ở phía Công ty đã làm được những gì vào sự phát triển đó.

Công ty cũng đạt được kết quả đáng mừng thông qua hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm vừa qua:

Bảng 2.14/ Doanh thu, sản lượng, lợi nhuận trên 1 đơn vị VĐT

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

∑Vốn đầu tư Triệu đồng 2.468,01 10.401,4 4.983,42

Doanh thu (DT) Triệu đồng 356.196 437.165 465.012

Lợi nhuận Triệu đồng 4.500 5.122 5.735

Sản lượng/ VĐT Triệu bao 0,045 0,011 0,23

DT/VĐT Triệu đồng 128,68 42,03 93,31

Lợi nhuận/ VĐT Triệu đồng 1,82 0,49 1,15

( Nguồn: Phòng kế hoạch – Công ty thuốc lá Thanh Hoá )

Hoạt động đầu tư cũng mang lại cho doanh thu một phần đáng kể. Mặt khác, có sự tác động qua lại. Doanh thu tăng trưởng mạnh qua các năm sẽ làm nhà đầu tư tin tưởng vào tình hình kinh doanh của công ty, đồng nghĩa với việc đồng vốn họ bỏ ra thu được hiệu quả. Trong bảng cho thấy doanh thu trên một đơn vị vốn đầu tư mỗi năm có sự thay đổi đáng kể năm 2006 là cao nhất với 128,68. Đ ối v ới Chỉ tiêu này được hiểu là 1 đồng vốn đầu tư thu được bao nhiêu đồng doanh thu, chẳng hạn như năm 2008, 1 đơn vị vốn đầu tư thu được là 93,31 triệu đồng doanh thu. Doanh thu có những đóng góp như trên thì lợi nhuận cũng tham gia đóng góp vào công việc sử dụng vốn đầu tư mang lại. Ta thấy lợi nhuận hàng năm của công ty ngày càng tăng từ năm 2006 là 4.500 triệu đồng lên 5.735 triệu đồng năm 2008. Có được kết quả vậy do doanh thu tăng đều qua các năm mặt khác doanh nghiệp lại tiết kiệm được chi phí nên lợi nhuận tương đối cao. Tuy nhiên lợi nhuận/ 1 đơn vị vốn đầu tư lại có xu hướng giảm năm 2006 là 1,82 lần , năm 2007 là 0,49 lần, năm 2008 là 1,15 lần.

Ở bất kỳ doanh nghiệp hoạt động đầu tư là không thể thiếu, mà nhất là trong hiện nay vấn đề cạnh tranh đang từng được nhắc đến để tồn tại, không còn cách nào khác công ty phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty khác. Để thu hút thành công nhà đầu tư vào doanh nghiệp, trước hết, doanh nghiệp phải chứng minh với nhà đầu tư những ưu thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mức lợi nhuận và doanh thu tăng mạnh qua các năm của mình. Những yếu tố này sẽ giúp nhà đầu tư tin tưởng vào lợi ích đồng vốn họ bỏ ra. Sản phẩm độc đáo, chiếm ưu thế và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hầu hết các nhà đầu tư đều muốn đưa tiền vào những công ty có ưu thế cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm mang những nét riêng, độc đáo. Vì vậy để thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp cần chứng minh

ưu điểm của sản phẩm bằng cách so sánh chúng với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm thay thế. Sản phẩm của công ty có khả năng sinh lời cao. Tỷ lệ lợi nhuận là một trong những dấu hiệu về mặt tài chính cho thấy sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường. Đa dạng hoá sản phẩm đó cũng là một trong những cách để đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tại thời điểm này như Hàm Rồng (Không đầu lọc ), AIRLINES, BS Lotus, Lam Kinh det, thuốc lá xuất khẩu ( Blue River menthol XK, Blue River MT mềm XK, DOKDO, MOVE,

ROMANTIC )... Số lượng các sản phẩm ngày càng gia tăng làm doanh thu cũng tăng lên, cải thiện được kết quả kinh doanh mà Công ty mang lại. Dưới đây là sản lượng tiêu thụ của một số loại thuốc lá điển hình của Công ty:

Bảng 2.15/ Sản lượng tiêu thụ thuốc lá giai đoạn 2006 – 2008 ( Đơn vị tính: triệu bao )

Loại thuốc Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Mild Seven 9,34 11,42 10,33 Valentine 15,52 17,17 16,67 Vinataba 32,74 36,18 34,13 Sea Horse 27,87 30,64 29,23 Thuốc xuất khẩu 4,76 6,51 5,45

Doanh thu và lợi nhuận có kết quả đáng mừng như vậy thì hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh này cũng làm cho sản lượng có những thay đổi rõ rệt. Sản lượng trên một đơn vị vốn đầu tư lại có sự thay đổi khác hơn cao nhất là năm 2008 với con số 0,23 sau đó là năm 2006 và năm 2007 là cuối cùng với con số 0,011.

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá (Trang 35 - 39)