Đầu tư nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá (Trang 26 - 31)

b/ Đầu tư cho nguyên liệu – hương liệu:

2.1.2.2/Đầu tư nguồn nhân lực:

Mặc dù sản phẩm thuốc lá không được Nhà nước khuyến khích phát triển nhưng dưới góc độ là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tham gia Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam thì Công ty đã và đang là một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và trải qua rất nhiều thách thức và biến động của thị trường và địa phương, Công ty vẫn cố gắng giữ vững quá trình hoạt động diễn ra thông suốt và hiệu quả. Có được thành tích như vậy điều trước tiên phải nói đến đó là Công ty đã có một đội ngũ lao động quản lý có năng lực, biết nắm bắt tình hình và ứng biến kịp thời không để Công ty rơi vào thế bị động. Mặc dù Công ty vẫn còn chú trọng nhiều vào sản xuất tuy nhiên với sự cố gắng nỗ lực hết mình của các cán bộ quản lý mà cơ bản là đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên viên phòng tổ chức nhân sự đã đạt thành công đáng ghi nhận trong hoạt động đầu tư nhân lực. Trước đây cũng như bây giờ và về sau Công ty vẫn cố gắng hết sức để nâng cao trình độ các hoạt động vẫn còn mới như đấu thầu hay như thẩm định cho các dự án để có thể phân tích được rủi ro từ đó chọn ra được những dự án mang lại hiệu quả mà phù hợp với công ty. Số người có bằng cấp đại học càng ngày về Công ty công tác và tham gia hoạt động ngày một nhiều lên.

Bảng 2.9/ Số lượng lao động đào tạo theo hình thức đào tạo Đơn vị tính: Lượt người

Đào tạo mới 22 35 25

Đào tạo nâng cao 22 83 65

-Đào tạo chuyên sâu

12 53 45

-Đào tạo nâng bậc 7 23 10 -Đào tạo cán bộ quản lý 3 7 10 Tổng 44 118 90

( Nguồn: Phòng tổ chức - Công ty thuốc lá Thanh Hoá )

Hàng năm đầu tư cho lao động từ đào tạo mới ( năm 2006 là 22 lượt người, năm 2007 là 35 lượt người và năm 2008 là 25 lượt người ) đến đào tạo nâng cao bồi dưỡng cho cán bộ công nhân lành nghề có ý thức với công việc của mình và đồng thời cũng say mê với công việc của mình hơn đó là mong muốn mà sâu thẳm những người đứng đầu Công ty mong muốn. Kinh phí đào tạo thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.10/ Kinh phí đào tạo nguồn nhân lực

Đơn vị tính: tr. đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chi phí đào tạo 49,324 132,75 102,03

Chi phí đào tạo BQ 1 lượt người

1,121 1,125 1,13

Tỷ trọng so ∑VĐT

1,782% 1,275% 2,04%

Đối với đào tạo khi đầu tư công nghệ mới thì chi phí đào tạo được trích từ quỹ đầu tư phát triển. Chi phí quản lý do phòng tổ chức nhân sự chịu trách nhiệm. Chi phí đào tạo của năm 2006 là thấp nhất chỉ 49,324 triệu đồng. Chi phí đào tạo 1 lượt người có xu hướng tăng lên, năm 2006 là 1,121 triệu đồng, năm 2008 lên đến 1,13 triệu đồng. Điều đó cho thấy công ty đã có sự quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.Tuy nhiên tỷ trọng vốn dùng cho nâng cao trình độ nhân lực có tỷ lệ tương đối thấp so với tổng vốn đầu tư chỉ đạt cao nhất vào năm 2008 là 2,04%

Với phương châm, sản xuất an toàn, năng suất, chất lượng, hiệu quả. Công ty đã tích cực vận động toàn thể cán bộ, công nhân viên đẩy mạnh sản xuất, thực hiện tốt các phong trào thi đua nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm trong lao động sản xuất, ý thức tự lực, tự cường, cần cù chịu khó, quyết tâm thực hiện vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch của Công ty đề ra.

Bảng 2.11/ Tốc độ gia tăng VĐT bảo hộ lao động và phòng cháy, chữa cháy

Đơn vị tính: Tr.đ

Năm 2006 2007 2008

VĐT bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy

Tốc độ tăng đinh gốc - 7,22% 15,09%

Tốc độ tăng liên hoàn - 7,22% 7,34%

( Nguồn: phòng kế toán - Công ty thuốc lá Thanh Hoá )

Không chỉ quan tâm bồi bổ cho cán bộ mà còn nâng cao tay nghề của công nhân như hàng năm vẫn tổ chức thi nâng bậc, thi an toàn lao động. Chúng ta cũng biết với mặt hàng sản xuất là thuốc lá vốn rất dễ gây nguy cơ cháy nổ; mật độ bụi và tiếng ồn từ các dây chuyền sản xuất tương đối cao, Công ty chú trọng các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ nhằm đảm bảo an toàn sản xuất và cho người lao động. Vốn đầu tư bảo hộ, phòng cháy chữa cháy năm 2007 là cao nhất 235,312 đến năm 2008 là 215,016 sau cùng là năm 2006 với 186,813. Điều này chứng tỏ càng ngày an toàn lao động càng được quan tâm nhiều hơn. Nếu thiếi đội ngũ công nhân này đặc biệt là công nhân lành nghề thì sản phẩm thu được sẽ không đạt như kế hoạch đề ra dẫn đến ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Công ty. Mặt khác, cũng chẳng ai muốn làm việc trong một môi trường mà mạng người được coi là rẻ mạt không đáng để bận tâm, hay như không an toàn một tí nào.

Giai đoạn 2005 - 2008, mỗi năm công ty đã đầu tư gần 200 triệu đồng cho chi phí bảo hộ lao động như: thực hiện các biện pháp về an toàn, kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy; các biện pháp về vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc; trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động (quần áo, nón, giày, khẩu trang, nút chống ồn, mũ bảo hộ….); khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và các hoạt động tuyên truyền huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ… ( bệnh viện 103, 108 hàng năm vẫn về Công ty để kiểm tra sức khỏe định kì cho công nhân viên

chức…). Các khoản BHXH, BHYT, chế độ lương hưu, ốm đau cho công nhân cũng được Công ty tham gia đầy đủ nghĩa vụ. Các hoạt động thăm hỏi những gia đình có công với cách mạng, với đất nước trong thời kỳ chiến tranh, cùng với sự thăm hỏi ân cần đối với những gia đình khó khăn thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần đã được xem như là một công việc thường niên của Công ty.

Đời sống của công nhân, cán bộ cũng được chú ý quan tâm đáng kể. Có tổ chức đi tham quan, nghỉ mát khi hè đến, hay khi có số lượng người về nghỉ hưu được đi nghỉ dưỡng. Chi cho hoạt động này năm 2007 là cao nhất lên đến 46,812 triệu đồng. Việc chi cho các hoạt động này ngày càng cao là điều đương nhiên bởi đời sống của những công nhân cán bộ đang được cải thiện và nâng cao. Bởi khi đồng lương được cải thiện thì con người lại quan tâm đến đời sống tinh thần, vui chơi, giải trí Mỗi năm đến các ngày lễ, tết hay ngày kỉ niệm thành lập Công ty đều có tổ chức các chương trình văn nghệ - thể dục thể thao cho người lớn cũng như trẻ em thiếu niên. Các chương trình không phải là hình thức tượng trưng cho có mà là hoàn toàn được tham gia thi đấu biễu diễn công phu. Như hoạt động văn nghệ còn có cả thuê cả chuyên gia về hướng dẫn như nhạc, kịch, múa, có sự tập luyện bài bản và đầy hăng say. Hay như cuộc thi kéo co, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn diễn ra ở tất cả các phân xưởng các ban ngành, phòng ban trong toàn thể Công ty, được mọi người hưởng ứng bằng việc tập luyện vào các buổi sáng, chiều trong ngày một cách tích cực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.12/ Các khoản chi phí hàng năm cho các hoạt động vui chơi

giải trí

( Đơn vị tính: triệu đồng )

Chi phí Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chi cho hoạt động hè của thiếu nhi 7,438 8,126 8,067

Chi cho hoạt động cuộc thi chào mừng thành lập Công ty 16,538 18,532 17,930

Chi cho hoạt động văn nghệ

12,164 15,734 13,492

Chi cho công nhân đi tham quan, nghỉ mát 40,123 46,812 40,781

( Nguồn: phòng kế toán - Công ty thuốc lá Thanh Hoá )

Công ty cũng vì thế mà quan tâm đến việc đầu tư trong các giải thưởng trong các cuộc thi được tổ chức. Con cái của công nhân, cán bộ cũng được tổ chức trại hè, vui chơi, tham gia các hoạt động thể thao, các cuộc thi được tổ chức trong khu tập thể của Công ty để các em có sân chơi riêng của mình khi hè đến tạo an tâm cho cha mẹ các em. Hoạt động này hang năm vẫn được đầu tư đáng kể, năm 2006 con số chi cho các hoạt động này là 7,438 triệu đồng, năm 2007 là 8,126 triệu đồng, và năm 2008 là 8,067 triệu đồng. Trẻ em là mầm non tương lai là hi vọng của đất nước, giúp các em đến trường để có hành trang cho cuộc sống sau này thì Công ty quan tâm đến việc trao học bổng, hay phần thưởng đối với những em có thành tích cao trong học tập, hay như kì thi đại học cũng rất quan trọng, chẳng có gì nhiều như một lời chúc mừng các em đã đỗ đại học. Bằng những việc làm cũng không có gì to tác nhưng trước tiên đã làm cho sự gắn bó giữa nội bộ trong cùng một Công ty được trở nên than thiết với nhau hơn, sau đó là phía Công ty với người dân địa phương để từ đây Công ty có được sự ủng hộ nhiều hơn nữa để gia sức đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế nói riêng, của đất nước nói chung

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá (Trang 26 - 31)