Những hạn chế, khó khăn, thách thức và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Vietj nam (Trang 57 - 62)

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2. Những hạn chế, khó khăn, thách thức và nguyên nhân

2.1. Những hạn chế, khó khăn và thách thức

Mặc dù hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam đã đem lại một số thành tựu nhất định cho việc phát triển kinh tế và khoa học công nghệ trong nước, song những thành tựu đó còn rất khiêm tốn. Phải nói rằng hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam chưa mang lại kết quả mong muốn và còn tồn tại những hạn chế, khó khăn và thách thức sau:

- Chưa đáp ứng được mục tiêu chung về phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cụ thể nó chưa thực sự tạo nên sức cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế, chưa đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy một số ngành kinh tế trọng điểm, ngành hàng phục vụ xuất khẩu mà chỉ dừng lại ở một vài lĩnh vực nhỏ hẹp tách biệt độc lập.

- Công nghệ tiên tiến chủ yếu được chuyển giao vào các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh phía nước ngoài chiếm đa số vốn, điều này chỉ làm tăng các nguồn lực công nghệ trên lãnh thổ Việt Nam, chứ không làm tăng năng lực công nghệ của các công ty Việt Nam và công dân Việt Nam.

- Công nghệ được chuyển giao còn chắp vá, chưa đồng bộ, công nghệ chủ yếu chỉ ở dạng trung bình so với các nước trong khu vực, và hầu như không thể tái chuyển giao.

- Công nghệ được chuyển giao cho các công ty Việt Nam chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam, tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu, gây ô nhiễm môi trường và tác hại xấu tới sức khoẻ người lao động.

- Giá của công nghệ được chuyển giao thường cao hơn rất nhiều so với gía trị thực có của công nghệ, và đã gây thua thiệt cho Việt Nam không nhỏ.

- Hoạt động CGCN nước ngoài chưa có vai trò thực sự trong việc thúc đẩy hoạt động R&D, ứng dụng và phát triển công nghệ nội sinh, cũng như tạo ra một số lĩnh vực công nghệ mũi nhọn trong nước.

- Trong nhiều trường hợp, hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam thường bị đồng nhất với việc nhập khẩu máy móc thiết bị mà không tính đến yếu tố phần mềm kèm theo như vấn đề đào tạo, bí quyết sản xuất, nghiên cứu thị trường. Điều này làm cho công nghệ được chuyển giao không phát huy được tác dụng vốn có, thậm chí gây tốn kém cho phía Việt Nam về chi phí chuyển giao, chi phí loại bỏ công nghệ đang có.

2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn và thách thức trong hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam

- Điều kiện về cơ sở vật chất để tiếp nhận công nghệ chuyển giao còn hạn chế. Nền kinh tế Việt Nam vốn là nền kinh tế kém phát triển và chúng ta phải

gánh chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, và chính sách cấm vận kéo dài của Mỹ đã làm nền kinh tế vốn kém phát triển lại càng kém phát triển hơn. Điều đó đương nhiên gây cho Việt Nam những khó khăn to lớn trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở cho nền kinh tế nói chung, và cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu triển khai và CGCN nói riêng. Việt Nam chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất để thu hút công nghệ tiên tiến trên thế giới.

- Các hoạt động hỗ trợ CGCN như nghiên cứu triển khai, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân lực (trong lĩnh vực kỹ thuật và quản lý) chưa tạo được bước đột phá.

- Sự hạn chế về vốn (kể cả vốn tự có lẫn vốn cho vay) đã làm chậm tốc độ, giảm quy mô và hiệu quả của CGCN.

Thông thường, những doanh nghiệp nào càng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì sức ép và nhu cầu về đổi mới công nghệ đặt ra càng lớn. Tuy nhiên các doanh nghiệp này luôn gặp phải cái vòng luẩn quẩn: Doanh nghiệp luôn thiếu vốn để đổi mới công nghệ, muốn vậy doanh nghiệp phải vay ngân hàng, nhưng nợ phải trả trước đó của doanh nghiệp với ngân hàng lớn, muốn vay mới, doanh nghiệp phải dùng tài sản hoặc dùng phương án kinh doanh để thế chấp song cả hai phương án này đều bị hạn chế bởi lẽ tài sản dùng thế chấp không đáng kể, phương án kinh doanh thường có độ rủi ro cao do vậy khó được ngân hàng chấp nhận. Vì vậy doanh nghiệp phải tính đến phương án liên doanh liên kết trong và ngoài nước. Vốn trong nước của chúng ta còn hạn chế, do vậy các doanh nghiệp phải tính đến khả năng vay vốn của chính đối tác liên doanh (phía nước ngoài) để chuyển giao công nghệ. Trong trường hợp này phía nước ngoài lợi dụng yếu tố các doanh nghiệp Việt Nam cần vốn để gây sức ép về công nghệ. Bên chuyển giao hoàn toàn nắm quyền chủ động chuyển giao cái gì, chuyển giao như thế nào. Do vậy việc Việt Nam phải chấp nhận những công nghệ có trình độ kỹ thuật không cao do chính đối tác chuyển giao hoặc giới thiệu với mức giá cao là điều dễ hiểu.

- Các doanh nghiệp thường phải chịu sức ép về vấn đề giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động trong quá trình CGCN. Do vậy việc CGCN không chỉ là vấn đề kỹ thuật đơn thuần mà nó liên quan đến việc làm thu nhập của người lao động mà thông thường ít doanh nghiệp dám đổi mới công nghệ một cách triệt để.

- Quy mô và sự biến động của thị trường cũng có những ảnh hưởng lớn tới CGCN. Việc dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam thường liên doanh

với nước ngoài để nhập khẩu công nghệ ngoài lý do thiếu vốn ra, còn lý do sâu xa khác là các doanh nghiệp nước ta không xâm nhập được vào thị trường quốc tế và phải nhờ vào sự bao tiêu của phía nước ngoài (tình trạng này phổ biến đối

với các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu cho các nước XHCN trước đây từ sau sự kiện chính trị 1989-1991). Do phải trông chờ vào sự bao tiêu của nước ngoài vì vậy ta phải hoàn toàn phụ thuộc vào họ, và đương nhiên để có sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì phải có công nghệ tương ứng sản xuất ra sản phẩm đó, không có cách nào khác chúng ta phải nhập khẩu thiết bị công nghệ của nước bao tiêu. Trong hoàn cảnh bị động đó thì khó có thể có được công nghệ hiện đại.

Chưa có sự nhất quán về chính sách liên quan đến hoạt động CGCN giữa các ngành các địa phương, giữa trung ương và địa phương. Mặc dù đã có chiến

lược về phát triển công nghệ mang tầm quốc gia và có tính thời đại, song ở từng ngành từng địa phương chưa có nhận thức đúng về CGCN, chưa có chính sách đồng bộ về CGCN. Các chính sách về quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhà nước TW chưa nhất quán, chưa theo kịp sự phát triển đa dạng của các vấn đề CGCN ngày nay.

- Còn nhiều yếu kém về năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực CGCN.

Về năng lực thể hiện, các cơ quan quản lý, các đối tác Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức thông tin về nghiệp vụ CGCN, trong khi đó các đối tác nước ngoài - bên giao công nghệ - đã có mấy chục năm kinh nghiệm trong CGCN quốc tế (họ là những người đã từng và vẫn đang là bên nhận công nghệ, đã trải qua những bài học thành công thất bại trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình CGCN). Do đó phía nước ngoài sẽ am hiểu hơn ta về lợi thế cạnh tranh và khả năng sinh lợi của công nghệ, có thông tin đầy đủ hơn ta về chu kỳ sống của công nghệ, về những cải tiến đổi mới đã đang hoặc sẽ diễn ra, từ đó họ luôn giành được lợi thế áp đảo trong quá trình CGCN cho phía Việt Nam.

Do sự yếu kém về phẩm chất, mà không ít cán bộ phụ trách, cán bộ có thẩm quyền trong việc quyết định mua thiết bị công nghệ của ta đã bị phía nước ngoài lợi dụng mua chuộc. Điều đó ít nhiều là nguyên nhân dẫn tới công nghệ được

Để hạn chế và khắc phục những yếu kém nêu trên trong quá trình CGCN nước ngoài vào Việt Nam, và đồng thời để nâng cao hiệu quả của công nghệ được chuyển giao, đòi hỏi chúng ta phải phối hợp một cách hài hoà tổng thể các chính sách biện pháp liên quan đến phát triển và CGCN vừa ở tầm vĩ mô và ở tầm vi mô.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Vietj nam (Trang 57 - 62)