II. CÁC GIẢI PHÁP LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ THÍCH HỢP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
7. Phát triển đào tạo, nghiên cứu và triển khai.
7.1. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động CGCN
Nhân tố con người là nhân tố trung tâm, là nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố quan trọng, là động lực quyết định đến sự phát triển khoa học công nghệ của mỗi quốc gia. Công nghệ được chuyển giao bởi con người và cũng chính do con người khai thác và điều hành. Công nghệ được chuyển giao sẽ không thể phát huy được tác dụng nếu như tách rời nó với yếu tố con người. Và yếu tố quan trọng nhất trong CGCN chính là con người điều hành công nghệ. Như vậy khai thác chất xám trong nước cũng như nâng cao việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trong nước là công việc tối cần thiết mà bất cứ quốc gia nào cũng phải quan tâm hàng đầu, coi đó là quốc sách.
Công tác phát triển nguồn nhân lực phục vụ CGCN được tập trung vào những điểm sau:
- Gấp rút lập kế hoạch dài hạn phát triển khoa học, công nghệ, môi trường theo các định hướng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Phát huy tác dụng của đội ngũ cán bộ khoa học hiện có, trên cơ sở đó tiếp tục phát triển lên trình độ cao hơn cả về mặt chất và lượng.
- Xây dựng một số chương trình với tài trợ và ưu đãi đặc biệt để nghiên cứu một số hướng công nghệ ưu tiên ở tầm quốc gia. Gấp rút đào tạo (kết hợp trong và ngoài nước) đội ngũ cán bộ giỏi về công nghệ cho các lĩnh vực ưu tiên này.
- Phải luôn đào tạo lại, và cập nhật hoá các kiến thức về khoa học và công nghệ mới cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ.
- Thay đổi về căn bản phương thức tổ chức đào tạo, nghiên cứu và triển khai theo hướng nhất thể hoá ba khâu này sao cho hoạt động nghiên cứu ở các trường các viện gắn chặt hơn nữa với nhu cầu đổi mới công nghệ của khu vực sản xuất, trên cơ sở đó đổi mới và hoàn thiện chương trình đào tạo theo hướng tăng cường nội dung công nghệ trong hệ thống giáo dục.
- Phải đảm bảo một cơ sở vật chất kỹ thuật tối thiểu công tác nghiên cứu khoa học, cũng như một chế độ đãi ngộ xứng đáng cho những người hoạt động trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, nhất là trong các ngành công nghệ cao.
- Từng bước nâng cao mặt bằng chung về dân trí, cùng với phát triển khoa học, công nghệ giáo dục thực sự là vấn đề quốc sách hàng đầu.
7.2. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu triển khai.
Trong giai đoạn phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, hệ thống nghiên cứu và triển khai dịch vụ kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng nhằm đảm bảo quá trình phát triển tối ưu của nền kinh tế theo kế hoạch định hướng. Hệ thống này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới xu hướng phát triển của tất cả mọi hệ thống và phân hệ đang vận hành trong nền kinh tế quốc dân.
Hệ thống R &D là trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ ngoại nhập có hiệu quả nhất, là trung tâm đầu ngành đầu mối trong việc tiếp
nhận, tư vấn và giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc khai thác và sử dụng công nghệ nội sinh và công nghệ ngoại nhập có hiệu quả mong muốn.
Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay hệ thống nghiên cứu và triển khai ở các viện các trường còn yếu kém, hoạt động chưa có hiệu quả, chưa có mối gắn kết thực sự giữa công tác nghiên cứu triển khai R&D ở các viện với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó chưa tạo ra cho các doanh nghiệp một năng lực cần thiết để có thể hấp thụ cải tiến và làm chủ công nghệ được chuyển giao.
Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác R & D chúng ta nhất thiết phải phát triển công tác này theo những hướng sau đây:
- Đổi mới quản lý và tiến hành quy hoạch tổ chức cơ quan nghiên cứu và triển khai theo một hệ thống có cơ cấu hợp lý, theo hướng tập trung thống nhất, liên kết chặt chẽ giữa các lĩnh vực khoa học, giữa các ngành khoa học và các ngành kinh tế - kỹ thuật để giải quyết những vấn đề có tính chất chiến lược tổng hợp, liên ngành với nền kinh tế quốc dân.
- Cần gắn các tổ chức và hoạt động về nghiên cứu và triển khai với hệ thống sản xuất vật chất và kinh doanh nhằm nhanh chóng nâng cao trình độ khoa học công nghệ của sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh, cũng như hướng cho các hoạt động nghiên cứu triển khai có mục đích cụ thể rõ ràng và thực tế.
- Nâng cao mức độ tự chủ và tài chính của các cơ quan nghiên cứu và triển khai thông qua các hoạt động dịch vụ và bán các kết quả nghiên cứu cho các doanh nghiệp theo hợp đồng. Ngoài ra chính phủ cần chuyển việc cấp kinh phí theo chương trình, đề tài sang phương thức khoán gọn, đấu thầu.
- Khuyến khích việc thành lập cơ sở nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp, cũng như đa dạng hình thức tổ chức nghiên cứu và triển khai trên nguyên tắc tự trang trải về tài chính.
quá trình không tách rời nhau. Nếu không tuân thủ quy luật này thì nghiên cứu và triển khai sẽ không mang lại hiệu quả về thương mại như mong muốn.
Hình 3: Các giai đoạn của chu trình nghiên cứu Khoa học - Triển khai công nghệ - Sản xuất - Tiêu thụ
NG HIÊN CỨU KH OA HỌC CƠ BẢN ỨN G DỤN G P HÁ T TRIỂ N CÔN G NGH Ệ Phân tích lựa ch ọn ph ươn g án T hử ng hiệm T hiết kế ch uẩ n bị sản x uất SẢN XUẤ T H ÀNG L O ẠT Tiêu thụ Ý ĐỒ, PHÁT TRIỂN KHOA HỌC Nghiên cứu thị trường Nhu cầu tiềm năng So sánh những sản phẩm cùng loại Giá cả khả quan Phân tích giá cả, lợi nhuận RA QUYẾT ĐỊNH CÓ KHÔNG Triển khai Kỹ thuật Kinh tế Sản phẩm trong phòng thí nghiệm Sản phẩm mẫu Loại Zero Giá thành Giá bán Lợi nhuận Chuẩn bị qui trình công nghệ Dự kiến giá cả Chuẩn bị sản xuất Chuẩn bị thị trường Sản xuất hàng loạt Tiêu thụ sản phẩm Dịch vụ sau khi bán Bảo hành
Nguồn: Nguyễn Thanh Thịnh - Đào Duy Tính - Lê Dũng - Quy hoạch phát triển hệ thống
nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ ở Việt Nam (một số vấn đề lý luận và thực tế) Nxb Chính
trị quốc gia, 1999
KẾT LUẬN
Ngày nay khoa học - công nghệ đang dần thực sự trở thành lực lượng sản xuất chi phối trực tiếp đến tình hình sản xuất của các quốc gia và các doanh nghiệp. Việc nắm bắt, làm chủ trình độ công nghệ hiện đại sẽ đem lại sự phát triển lâu dài, bền vững ổn định cho quốc gia cũng như lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cho mỗi doanh nghiệp. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay vấn đề đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ trong nước là yếu tố quyết định sự sống còn của nền kinh tế và là yếu tố không thể thiếu được để chúng ta đi lên xây dựng CNXH mà trước mắt là đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Con đường để chúng ta cách tân công nghệ ngắn nhất là CGCN từ nước ngoài vào trong nước. Tuy nhiên việc CGCN từ nước ngoài vào trong nước có mang lại hiệu quả mong muốn hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào phía chúng ta.
Khoá luận đi vào nghiên cứu về thực trạng của hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt nam với các đặc điểm tóm tắt như sau:
- Trình độ của phần lớn công nghệ được chuyển giao quá lạc hậu so với trình độ chung của thế giới, mức độ ô nhiễm lớn, chi phí vận hành cao.
- Các doanh nghiệp chưa ý thức được đầy đủ tầm quan trọng của công nghệ, mặt khác chưa đủ trình độ và vốn để tiếp nhận các công nghệ mới.
- Trình độ công nghệ giữa các lĩnh vực không đồng đều, có những lĩnh vực tương đối tiên tiến (viễn thông) nhưng còn nhiều lĩnh vực rất lạc hậu (cơ khí, thép, xi măng, dệt) và thậm chí có những lĩnh vực đang ở giai đoạn rất sơ khai hoặc chưa có gì (sinh học, vật liệu mới, vũ trụ…).
- Ngược lại, giá cả của công nghệ được chuyển giao rất đắt so với trình độ của chúng do chúng ta chưa có đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực và một phần cũng do các tiêu cực trong quá trình ký kết hợp đồng.
Xuất phát từ thực tế trên và trong điều kiện Việt Nam hiện nay công nghệ thích hợp là công nghệ tạo ra sản phẩm mà sử dụng nhiều nhân công với trình độ kỹ năng ở mức trung bình phù hợp với mức thu nhập, thanh toán của người sử dụng (sản phẩm) và khai thác (công nghệ); tận dụng được các nguồn tài nguyên phong phú giá rẻ; phù hợp quy mô sản xuất nhỏ và trung bình ở Việt Nam; từng bước nâng cao năng lực công nghệ nội sinh và không tách rời vấn đề bảo vệ môi trường.
Tóm lại, khoá luận này đi vào nghiên cứu những lý luận chung nhất về công nghệ và CGCN trên cơ sở kết hợp phân tích đánh giá thực trạng về công nghệ và CGCN cũng như điều kiện thực tế của Việt Nam từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm lựa chọn công nghệ thích hợp với Việt Nam.
Nắm vững các kiến thức liên quan đến hoạt động CGCN để từ đó có thể vận dụng linh hoạt vào từng trường hợp CGCN thực tế khác nhau là yêu cầu cấp bách hiện nay. Và quan trọng hơn hết, trên cơ sở nắm vững những kiến thức đó các doanh nghiệp sẽ không ngừng nâng cao kiến thức kinh nghiệm của mình trong khi thực hiện hoạt động CGCN nước ngoài vào trong nước cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động đó, từ đó góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH - HĐH ở Việt Nam.
Tuy nhiên, do thời gian và trình độ chuyên môn có hạn, khoá luận này chưa thể đề cập được đầy đủ các chi tiết cũng như các giải pháp cho từng lĩnh vực cụ thể như các giải pháp để tính giá thành công nghệ, đánh giá trình độ thực của công nghệ…