I. THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM.
1. Khái quát chung về thực trạng công nghệ Việt Nam hiện nay
1.1. Mức độ tiên tiến của công nghệ
Về toàn cảnh công nghệ Việt Nam có thể khái quát như sau: “Công nghệ
Việt Nam ở mức trung bình kém, cố gắng đến 2005 đạt trình độ trung bình khá của khu vực”[1]
Theo đánh giá của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đăng trên tạp chí “Kinh tế Việt Nam và thế giới” số 71 xuất bản tháng 6 / 1999, và cũng theo báo cáo của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình Chính phủ cho thấy một tổng quan về công nghệ Việt Nam. Công nghệ Việt Nam lạc hậu so với các nước trên thế giới khoảng 50 đến 100 năm. So với mức trung bình của thế giới thì thiết bị của ta hiện nay lạc hậu từ 2-3 thế hệ hoặc 4-5 thế hệ tuỳ từng lĩnh vực chuyên ngành cụ thể. Kết quả điều tra thực trạng máy móc thiết bị và công nghệ ở 2.292 Doanh nghiệp nhà nước cho thấy hiện có 1.217 doanh nghiệp có các loại máy móc thiết bị hỗn tạp, có xuất xứ từ gần 20 nước trên thế giới khác nhau. Trên 11.000 doang nghiệp có 50% máy móc thiết bị đã quá cũ.
Theo một báo cáo khác của Bộ công nghiệp cũng cho hay qua khảo sát ở 727 thiết bị và dây chuyền công nghệ tại 42 nhà máy thì có tới 70% thiết bị mới nhập thuộc thế hệ những năm 50- 60 thế kỷ 20, trên 70% thiết bị đã hết khấu hao, 50% thiết bị được tân trang lại. Trình độ công nghệ kỹ thuật và thiết bị máy móc ở các doanh nghiệp nhỏ còn yếu kém hơn. Trên 1/2 doanh nghiệp này mua máy móc cũ, điều này dẫn đến sản phẩm kém chất lượng, doanh nghiệp không
có khả năng đổi mới và sáng tạo ra sản phẩm mới. Trong 2.733 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đóng trên điạ bàn Hà Nội có 90-92% thuộc loại này[2].
Và theo những đánh giá gần đây nhất cũng cho thấy trình độ đổi mới công nghệ của nước ta còn nhiều hạn chế. Về chỉ tiêu đánh giá trình độ tự động hoá mới chỉ có 3% doanh nghiệp công nghiệp nhà nước sử dụng thiết bị tự động hoá, 39% doanh nghiệp nhà nước sử dụng thiết bị bán cơ khí. Chỉ có 40% số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt trình độ tự động hoá và 45% số doanh
nghiệp này đạt trình độ bán tự động[3]
. Với tốc độ đổi mới công nghệ như hiện
nay (8-10%/năm) thì sau 10 năm chúng ta mới đổi mới được một thế hệ công nghệ.
Bảng 1: Đánh giá Công nghệ 10 nước ASEAN
(Qua ý kiến của 24 công ty Nhật Bản đang hoạt động ở 10 nước ASEAN, thang điểm tối đa là 5)
Xinhgapo 3,8 Indonêsia 2,2
Malaysia 3,0 Việt Nam 1,9
Phi lippin 2,8 Myanmar 1,8
Thái Lan 2,6 Lào 1,5
Brunei 2,6 Campuchia 1,3
Nguồn: Danh Sơn, Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà Nước
ở Việt Nam - thực trạng, vấn đề và giải pháp - T/c Nghiên cứu kinh tế số 264- 5/2000, tr 4.
[1] GS - TS Trần Đắc Vụ - Vụ trưởng vụ phát triển công nghệ Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường - Công nghệ Việt Nam đang đứng ởđâu - Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 22/3/1995, Tr.12
[2]Đoàn Châu Thanh - Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam trong công cuộc CNH - HĐH nền kinh tế- Luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Ngoại thương
[3] Nguyễn Mạng Hùng - Thực trạng đầu tưđổi mới công nghệ trong doanh nghiệp công nghiệp Nhà
Việc huy động và khai thác công nghệ - thiết bị lạc hậu đã qua sử dụng làm cho khoảng cách tụt hậu về công nghệ so với thế giới ngày càng xa. Trong các lĩnh vực lắp ráp điện, lắp ráp xây dựng, thuỷ sản đông lạnh lạc hậu 1-2 thế hệ; điện, giấy sửa chữa, máy lâm nghiệp, đường mía lạc hậu 2-3 thế hệ; đường sắt đường bộ, đóng tàu cơ khí là 3-5 thế hệ. So với các nước trong khu vực công nghệ của ta lùi xa về thế hệ khoảng 15-20 năm trong ngành điện tử, 20 năm trong ngành cơ khí; 3-5 thập kỉ đối với công nghiệp sản xuất giấy in, giấy bao bì. 70% công nghệ dệt, sợi, nhuộm đã sử dụng trên 20 năm; công nghệ sản xuất
phân bón đã sử dụng từ 25-30 năm[4]
.
Do công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất ở Việt Nam rất thấp, mức hao phí năng lượng nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm ở mức cao từ đó làm hạn chế tính cạnh tranh hàng hoá Việt Nam. Cụ thể năng suất ở Việt Nam chỉ bằng 30% mức trung bình của thế giới. Tiêu hao phí năng lượng so với các nước trên thế giới ở ngành cơ khí bằng 120%, ngành quần áo may mặc sản xuất xuất khẩu 127%, ngành giấy 126%, dệt 110%, ngành than 175%, xăm lốp cao su 204%, hoá chất cơ bản 138%, luyện kim đen 250%, luyện kim màu 148%, các sản phẩm kim loại 170%, quạt điện 246%. Chi phí đầu vào của công nghệ hiện có khá cao so với công nghệ tiên tiến, ví dụ như tiêu hao điện năng trên đơn vị công suất ở thiết bị sản xuất xi măng cao gấp 1,4 lần; gạch chịu lửa 2,5 lần; trong luyện thép 1,7 lần[5]
.
Chính do yếu tố công nghệ lạc hậu sẽ gây ra một phản ứng dây chuyền đó là nền kinh tế chỉ có thể sản xuất ra sản phẩm có chất lượng trung bình thậm chí thấp, giá thành cao, và sản phẩm sản xuất ra không theo kịp thay đổi về nhu cầu thị trường.
[4], [5] Nguyễn Mạnh Hùng - Giảm chi phí sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm công
Để có thể đánh giá sát thực hơn nữa về mức độ tiên tiến và năng suất của công nghệ Việt Nam hiện nay, dưới đây người viết sẽ trình bày cụ thể hơn về thực trạng của một số ngành, một số lĩnh vực chủ chốt của Việt Nam hiện nay:
Ngành công nghệ thông tin
So với các ngành khác, ngành công nghệ thông tin được xem là ngành có công nghệ hiện đại nhất ở Việt Nam hiện nay.
Với công nghệ hoàn toàn nhập khẩu, Việt Nam liên lạc trực tiếp với thế giới qua vệ tinh viễn thông, song dung lượng truyền còn thấp, tốc độ mới trên 34 Mbit/ giây, trong khi thế giới đạt tốc độ 2 Gbit/ giây. Việc khai thác tính năng của cách mạng thông tin vào mục đích thương mại ở nước ta cho đến nay chưa được bao nhiêu. Thậm chí khái niệm “thương mại điện tử” còn rất mơ hồ và xa lạ với nhiều doanh nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam mới có khoảng 27% doanh nghiệp sử dụng Internet. Qua khảo sát ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy chỉ có khoảng 3% số doanh nghiệp này tỏ ý quan tâm tới “thương mại điện tử”, 7% mới bắt đầu triển khai và tới 90% không có khái niệm gì về “thương mại
điện tử”. Đó là chưa kể đến một số doanh nghiệp vừa và nhỏ không có cả máy
Fax lẫn máy vi tính[6]
.
Hiện nay chỉ có khoảng 2% (gần 3.000 doanh nghiệp) trong tổng số doanh nghiệp Việt Nam có Website riêng, và khoảng 8% số doanh nghiệp tham gia có tính phong trào hoặc mới bắt đầu đi vào thử nghiệm. Đã thế số doanh nghiệp tham gia “thương mại điện tử” chủ yếu dừng lại ở giai đoạn 1 và 2 của quy trình giao dịch “thương mại điện tử” nên hiệu quả còn thấp. Có tới 97% số doanh nghiệp chưa thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Với 90% số doanh nghiệp
chưa tham gia “thương mại điện tử”, đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại[7]
.
[6] Kỳ Minh - Bảo Châu - Triển vọng của ngành công nghệ thông tin ở nước ta - Tạp chí Con số và Sự
kiện số quý I/2002, Tr.16
[7] Thanh Xuân - Thương mại điện tử còn xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam - Báo khoa học và phát triển số 50 ngày 12/12/2002, Tr.12
Cho đến nay mới có khoảng chục sản phẩm điện tử - tin học mang thương hiệu Việt Nam do các công ty trong nước thiết kế, chế tạo như (Vietronics, Gvec, VTB, VTD, Setro, Jec..), máy tính cá nhân (CMT, Genpacific, FPT, Green Mekong, VTB...) số doanh nghiệp tham gia tăng nhanh, nhưng doanh số không lớn, không đứng vững trên thị trường và không có sức mạnh cạnh tranh ngay cả với các sản phẩm điện tử nước ngoài sản xuất tại Việt Nam.
Ngành sinh học
Dựa trên công nghệ sinh học để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá là một bước quan trọng để thúc đẩy công nghiệp hoá ở nông thôn. Vì nước ta là một nước nông nghiệp, 80% số dân ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp chiếm
27,2%[8]. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với công nghiệp hiện đại hoá
nông thôn đúng theo tinh thần văn kiện Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành sinh học.
Công nghệ sinh học bao gồm từ kỹ thuật chọn, lai tạo giống truyền giống, công nghệ vi sinh, công nghệ mô, công nghệ tế bào đến công nghệ di truyền, công nghệ ADN có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển toàn diện ở Việt Nam một cách bền vững, với sự bảo vệ và cải thiện môi trường thiên nhiên và môi trường sinh thái.
Về công nghệ sinh học, trên thực tế Việt Nam mới dừng lại ở 2 sản phẩm là rượu cồn và bia. Những sản phẩm hết sức quan trọng khác của công nghệ sinh học như kháng sinh, axit amin, axit hữu cơ, dung môi hữu cơ...có mặt trên thị trường Việt Nam đều là sản phẩm nhập ngoại. Công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm không đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực, đang chao đảo do thiếu vốn, thiếu vốn thiếu công nghệ.
Thành tựu của chúng ta trong áp dụng công nghệ sinh học mới chỉ là những bước sơ khai, do chúng ta ít sáng tạo, mới chỉ ứng dụng máy móc, dập khuôn thành tựu khoa học kỹ thuật nước ngoài, thiếu đầu tư chiều sâu.
UNESCO đã có sáng kiến giúp cho các nước đang phát triển đi vào công nghệ sinh học và nước ta về danh nghĩa là thành viên của trung tâm công nghệ gen, công nghệ sinh học quốc tế, nhưng trên thực tế cho đến nay còn ít tham gia vào các hoạt động CGCN quốc tế về lĩnh vực này.
Ngành thiết bị vật liệu
Có thể nói rằng, Việt Nam chưa thiết lập được nền công nghiệp chế tạo vật liệu mới, như vật liệu thông minh, vật liệu phi tuyến...Các loại vật liệu gốm kỹ thuật, vật liệu composit gần đây mới phát triển ở nước ta chỉ chiếm 5% tổng số các loại vật liệu. Các loại vật liệu này chỉ là vật liệu của giai đoạn tiền công nghiệp hoá. Trong khi đó công nghiệp chế biến và sử dụng nguyên liệu khoáng
sản truyền thống lạc hậu so với thế giới từ 30-100 năm.
Ngành cơ khí chế tạo
Ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam lạc hậu từ 3-5 thế hệ (khoảng 50-100 năm) so với thế giới. Hệ số cơ giới hoá trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam đạt khoảng 50% (còn ở giai đoạn đầu của cơ khí hoá), tỷ lệ tự động hoá không đáng kể, nhiều khâu lao động còn thủ công.
Cả nước hiện nay có khoảng 39.000 máy công cụ thì trong đó hơn 10.000 chiếc là do Việt Nam tự chế tạo từ những năm 50 của thế kỷ 20, số còn lại nhập từ Liên Xô (cũ) và Đông Âu đã lạc hậu ngay từ lúc lắp đặt, chỉ có 1% là máy hiện đại mới nhập gần đây. Những minh chứng sau cho thấy sự yếu kém của ngành cơ khí nước ta: Việt Nam mới chỉ đóng được tàu đi biển trọng tải lớn nhất là 6,5 vạn tấn song động cơ chủ yếu là nhập khẩu (tàu Vĩnh Thuận do nhà máy đóng tàu Bạch Đằng thực hiện). Trong khi đó các nước trên thế giới đã đóng tàu chở hàng có trọng tải 20 vạn tấn, tàu chở dầu 1 triệu tấn.
Theo ông Nguyễn Xuân Chuẩn, Thứ trưởng Bộ công nghiệp chủ tịch hội kỹ
sư ô tô Việt Nam cho biết: “ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới được hình
thành song công nghệ không tương xứng với trình độ thế giới, công nghệ còn nghèo nàn lạc hậu, 70% số lượng công nghệ cần phải được thay thế tính từ năm 1995 đến năm 2000. Chúng ta mới chế tạo hoàn chỉnh động cơ diezel 50 ml còn các nước tiên tiến khác đã chế tạo hoàn chỉnh động cơ diezel 20.000-30.000 ml”
Trong ngành đường sắt tổng sức kéo sử dụng trong đường sắt Việt Nam không lớn (250.000 CV) gồm 11 chủng loại khác nhau do hơn 20 nước chế tạo. Đặc biệt loại đầu máy TY-7 do Liên Xô (cũ) chế tạo chiếm quá nửa số lượng đầu máy hiện có chế tạo từ những năm 70 làm nhiệm vụ kéo gỗ trong các lâm trường ở Liên Xô được chuyển sang Việt Nam từ trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại và hiện nay vẫn còn kéo trong đoàn tàu chính tuyến. Số đầu máy còn lại đều thuộc loại công suất nhỏ. Nếu năng suất đầu máy của ta là 100% thì của Trung Quốc là 153,5%, Indonexia 444,58%, Thái Lan 656,85%, Malaixia 249,17%, Ấn Độ 973,65%. Số toa xe sử dụng trước năm 1970 là 29,3%; trước 1980 là 58,5%; số thích hợp với nhu cầu hiện tại chỉ có 4,1%[9]
.
Ngành công nghiệp thép và luyện kim
Ngành công nghiệp thép và luyện kim sẽ đánh giá trình độ phát triển nền công nghiệp mỗi quốc gia, nó là công nghiệp nền tảng để phát triển các ngành công nghiệp cơ khí và các ngành có trình độ kỹ thuật cao hơn.
Chưa thể nói là Việt Nam đã có công nghiệp luyện kim một cách cơ bản bởi lẽ công nghệ của ngành luyện kim ở ta lạc hậu so với thế giới tới hơn 50 năm. Chúng ta chỉ có mỗi khu gang thép Thái Nguyên ở miền Bắc và chỉ sản xuất được 20% nhu cầu về phôi thép là nguyên liệu chính phục vụ luyện và cán thép thành phẩm, số còn lại phải nhập từ nước ngoài. Ở miền Nam mới chỉ có nhà máy luyện và cán thép, chưa có quá trình luyện quặng thành gang.
[9] TS Lưu Văn Nghiêm - Định hướng trong phát triển công nghệđường sắt trước tiến trình hội nhập -
Công suất trung bình của các nhà máy ước tính chỉ khoảng 10 ngàn tấn thép một năm so với 500 ngàn tấn thép một năm của các nhà máy sản xuất thép ở khu vực Đông Nam Á. Ngành thép Việt Nam mới chỉ cán được các sản phẩm dài cỡ nhỏ và vừa với các mác phổ biến là Cacbon thấp. Xét về thực chất vẫn chỉ là gia công thép cho nhu cầu vừa và thấp, còn các sản phẩm thép hình, thép chất
lượng cao phải nhập khẩu 100 %[10]
.
Việt Nam đang chế tạo lò điện luyện thép 40 tấn / mẻ, trong khi thế giới có lò sản suất 500 tấn / mẻ. Dung tích của lò cao Thái Nguyên, con chim đầu đàn
của ngành luyện kim Việt Nam là 100m3
tức là bằng 1/50-1/20 lần so với thế giới (2000-5000m3). Công nghệ cũ nát này đã ngốn rất nhiều nguyên liệu. Lò điện ở Việt Nam tiêu hao điện năng 900-1000 kw / tấn thép so với 400-500 kw /
tấn của thế giới.Theo ông Nguyễn Hữu Thơ - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty
thép Việt Nam cho biết: “hiện nay nước ta có 35 doanh nghiệp sản xuất thép, 40
cơ sở cán thép. Nếu tính tổng sản lượng thép sản xuất ra của các nhà máy sản xuất thép (Công ty thép Đà Nẵng, Công ty thép Miền Nam, Công ty gang thép Thái Nguyên) hiện nay sản lượng thép của cả nước ước khoảng 3,454 triệu tấn thép năm”[11]
.
[10] Lê Huy Khôi - Hướng đi nào cho ngành thép Việt Nam - Tạp chí Con số và Sự kiện số 8/2002, Tr.18.