Những thuận lợ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Vietj nam (Trang 55 - 57)

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

1.Những thuận lợ

Sau khi Đảng và Nhà nước khởi xướng công cuộc đổi mới vào năm 1986 đất nước ta đã trải qua những biến đổi sâu sắc. Nền kinh tế quốc dân dần dần ổn định và duy trì tăng trưởng ở tốc độ cao. Cùng với đà tăng trưởng của nền kinh tế, trong những năm qua tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ ở nước ta có những bước tiến rõ nét, trong đó hoạt động CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung. Hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam đã góp phần đáng kể cho việc tăng năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành trong các doanh nghiệp, làm thay đổi cục diện của nền sản xuất theo hướng có lợi cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Trong công nghiệp nhờ CGCN nước ngoài vào trong nước, một mặt chúng ta đã rút ngắn được tụt hậu về trình độ của một số ngành chủ chốt trong nền kinh tế so với các nước, mặt khác chúng ta đã dần làm chủ công nghệ tiên tiến trong các ngành đó, tạo ra một sức sống mới cho ngành công nghiệp Việt Nam. Những kết quả đó phải kể đến thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông điện tử, lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp chế biến thực phẩm, khai thác dầu khí... Ngoài ra, qua hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam chúng ta đã tạo ra được những ngành sản xuất hoàn toàn mới như công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp tự động hoá chính xác cao.

Trong nông nghiệp thông qua hoạt động CGCN là nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ đó như công nghệ về lai chọn giống vật nuôi, phòng trừ sâu bệnh, thuỷ lợi, công nghệ lúa lai và các giống lúa cao sản mới, kỹ thuật cấy mô... Việt Nam đã đạt được một bước nhảy vọt về tổng sản lượng lương thực và năng suất cây trồng. Trong hơn 10 năm qua năng suất lúa bình quân đã tăng gấp đôi, tương đương năng suất của phần lớn các nước trong khu vực, từ đó đã đưa

Việt Nam liên tiếp trở thành quốc gia đứng ở vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo.

Hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam ngày nay đã đóng một vai trò không thể thiếu được trong sự phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển khoa học công nghệ nói riêng. Hầu như mọi thành công của mỗi doanh nghiệp hay mỗi lĩnh vực sản xuất đều không tách rời hoạt động CGCN dù ở mức độ trực tiếp hay gián tiếp, dù ít hay nhiều.

Trong những năm gần đây hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Do có được những điều kiện thuận lợi cơ bản mà hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam ngày càng được phát triển và mở rộng hơn. Những điều kiện thuận lợi mà chúng ta có được bao gồm những điều kiện sau:

- Thứ nhất, CGCN nước ngoài vào Việt Nam là một hoạt động được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng ưu tiên trong sách lược phát triển khoa học công nghệ trong công cuộc CNH - HĐH đất nước.

- Thứ hai, Việt Nam là một trong các nước đang phát triển năng động nằm trong tâm điểm phát triển của thế giới, chính vì lẽ đó mà nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tương đối lớn và ổn định. Kéo theo đó là hàng loạt công nghệ sản xuất của các chủ đầu tư nước ngoài được chuyển giao vào Việt Nam thông qua con đường CGCN góp vốn của phía nước ngoài.

- Thứ ba, do lợi thế của người đi sau, Việt Nam sẽ có những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu về CGCN từ những thành công hay những thất bại của các nước đi trước. Vì thế chúng ta sẽ tạo cho mình những chính sách và giải pháp hợp lý về CGCN nước ngoài vào trong nước, không ngừng nâng cao hiệu quả CGCN và quan trọng hơn là có thể nhanh chóng làm chủ được tiến bộ khoa học trên thế giới tiến tới xây dựng một nền khoa học công nghệ nội sinh phát triển.

được đào tạo cơ bản và ngày càng được hoàn thiện hơn theo sát yêu cầu thực tế về yêu cầu phát triển của đất nước, cộng với những đức tính cần cù thông minh sáng tạo sẵn có của người Việt, chắc chắn rằng đây sẽ là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc thực hiện CGCN nước ngoài vào Việt Nam và đẩy nhanh tiến trình phát triển khoa học công nghệ trong nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Vietj nam (Trang 55 - 57)