Quan tâm hơn nữa đến yêu cầu phân tích, đánhgiá định lượng nội dung thẩm định dự án.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Vụ thẩm định và giám sát đầu tư- Bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 95 - 97)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI VỤ THẨM ĐỊNH VÀ GIÁM

2.5Quan tâm hơn nữa đến yêu cầu phân tích, đánhgiá định lượng nội dung thẩm định dự án.

2. Về phía Vụthẩm định và giámsát đầutư

2.5Quan tâm hơn nữa đến yêu cầu phân tích, đánhgiá định lượng nội dung thẩm định dự án.

Như trên đã nói, phân tích định lượng là một trọng những điểm yếu

trong công tác thẩm định tại Vụ Thẩm định. Từ trước tới nay việc thẩm định thường nghiêng về các đánh giá mang tính định tính hơn là các yêú tố định lượng. Nhưng chính những chỉ tiêu mang tính định lượng mới là các yếu tố đảm bảo chất lượng và độ chính xác trong việc phân tích đánh giá

dự án. Do vậy, trong thời gian tới để nâng cao tính chuẩn xác và độ tin cậy

trong các luận cứ, các kết luận và kiến nghị của Văn phòng thì Văn phòng

nên điều chỉnh lại các nội dung thẩm định đi sâu vào việc kiểm tra, tính

toán các yếu tố định lượng làm cơ sở cho việc đánh giá dự án. Đây là một

trong những yêu cầu cần thiết đối với công tác thẩm định để đánh giá dự

án, lựa chọn giải pháp đầu nhưng cũng đòi hỏi cao về cung cấp thông tin,

sự am hiệu phương pháp và thời gian thực hiện.

Như vậy, bên cạnh việc xem xét đánh giá chủ trương, mục tiêu và các giải pháp thiết kế kỹ thuật, các yếu tố tổ chức dự án trên cơ sở phân tích định tính, Văn phòng Thẩm định sẽ chú trọng đi sâu vào việc phân tích định lượng, trong đó khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường của dự án sẽ được đặc biệt quan tam.

Để thực hiện được mục tiêu này, Văn phòng Thẩm định dự án cần có

biện pháp thích hợp để tăng cường các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

nhằm nâng cao hiểu biết và đảm bảo thống nhất về phương pháp, về tiêu chuẩn đánh giá đối với mỗi nội dung thẩm định. Các công tác tính toán

kiểm định trong nhiều trường hợp có tính nghiệp vụ cần phân công trách

nhiệm cho chuyên viên thực hiện công tác đánh giá định lượng. Các

chuyên viên này phải có kỹ năng và hiểu biết về các phương pháp toán học

và biết sử dụng các chương trình phần mềm ứng dụng trên máy tính để

phân tích.

Khi phân tích các chỉ tiêu mang tính định lượng cần chú ý tiêu điểm

của việc phân tích chính là các dữ liệu. Các yếu tố cấu thành chỉ tiêu,

phương pháp tính toán chỉ tiêu phải đảm bảo dựa trên cơ sở những số liệu

như giá cả, lãi suất, lạm phát, sản lượng… Từ đó tiến hành phân tích định lượng một cách có khoa học…

Cuối cùng khi đánh giá dự án cần kết hợp giữa hai chỉ tiêu tương đối

và tuyệt đối để bổ sung cho nhau và để nhân thức, đánh giá sâu sắc sự việc.

Chú ý việc xác định các giá kinh tế và các chỉ tiêu hiệu quả về mặt

xã hội của dự án.

Việc xác định giá kinh tế để tính toán các dòng thu, chi của dự án

phụ thuộc vào kỹ năng của người phân tích. Do vậy, nếu cán bộ thẩm định không xác định một cách chính xác các giá kinh tế của một dự án cũng sẽ không xác định chính xác dẫn đến những kết luận sai về dự án. Khi tiến hành định giá chi phí cho các luồng thu, chi của dự án thì ngoài phương

pháp thị trường điều chỉnh cần kết hợp với các kỹ thuật phân tích bởi vì giá kinh tế thường được xác định dựa trên những giả định về môi trường kinh

tế vĩ mô. Vì vậy, chỉ áp dụng kỹ thuật phân tích và dự báo trong thống kê

để phân tích các luồng thu, chi của dự án thì mới xác định được chính xác

cái mà xã hội đã bỏ ra hay thu về từ dự án.

Ngoài ra khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế –xã hội của dự án đầu tư cần chú ý việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các luồng

thu, chi của dự án. Tỷ suất chiết khấu này phụ thuộc vào mức lãi suất thực

tế cho vay của các tổ chức cho vay vốn, nhà tài trợ, chính sách phát triển

kinh tế- xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Tuy tỷ suất chiết khấu xã hội cần phải ổn định và áp dụng cho mọi dự án trong nước, trong từng ngành, địa phương nhưng trong mỗi thời kỳ, thường là trung hạn, tỷ suất

chiết khấu cũng cần được định kỳ xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với

tình hình phát triển trong và ngoài nước. Cơ quan thẩm định phải có trách

nhiệm kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên về việc xem

xét lại tỷ suất chiết khấu xã hội cho phù hợp với tình hình với tình hình mới.

Khi vân dụng các chỉ tiêu thẩm định hiệu quả kinh tế- xã hội dự án đầu tư cần căn cứ vào từng loại dự án khác nhau mà có cách tiếp cận , xử lý

và so sánh khác nhau. Mỗi chỉ tiêu từ hệ thống chỉ tiêu thẩm định cần được

97

định. Tuỳ thuộc vào từng chỉ tiêu, có thể là một chỉ tiêu do nội tại chỉ tiêu mang lại( NPV) hoặc là một chỉ tiêu qua so sánh chỉ tiêu khác( IRR), có thể

là một tiêu chuẩn do thống kê kinh nghiệm thực tế, do thông lệ quốc tế

song tiêu chuẩn chấp nhân dự án ở đây không nên áp dụng quá cứng nhắc

mà có thể thay đổi khi không gian và thời gian phân tích thay đổi. Kết quả

thẩm định qua từng chỉ tiêu khi so sánh với các tiêu chuẩn nói lên ý nghĩa

từng mặt của vấn đề. Kết luân chung cuối cùng về dự án đầu tư phải là một

kết luận mang tính tổng hợp, khái quát thậm chí phải nhờ vào sự cho điểm

quan trọng khác nhau của các chỉ tiêu đánh giá. Mặt khác, kết luận chung đôi khi cũng cần linh hoạt tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và sự ưu tiên

khía cạnh nào đó của dự án.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Vụ thẩm định và giám sát đầu tư- Bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 95 - 97)