Tăng cường quảnlý sau quyết định đầu tư.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Vụ thẩm định và giám sát đầu tư- Bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 87 - 88)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI VỤ THẨM ĐỊNH VÀ GIÁM

1.4 Tăng cường quảnlý sau quyết định đầu tư.

Công cuộc đầu tư nào cũng mang tính rủi ro, lợi nhuận càng nhiều

thì rủi ro càng lớn. Từ báo cáo khả thi của dự án đến thực tế triển khai dự

án là một khoảng cách khá xa. Chính vì vậy, rất nhiều dự án trong quá trình lập, thẩm định dự án mang tính khả thi, vững chắc đem lại hiệu quả đầu tư nhưng thực tế khi đi vào hoạt động triển khai lại không mang lại hiệu quả như mong muốn. Mà khi dự án đầu tư không đạt được kết quả như mong đợi thì đa số người ta đổ lỗi cho công tác thẩm định đã không đánh giá đúng dự án. Do vậy trách nhiệm đặt ra cho cơ quan thẩm định là rất nặng

nề, nhiệu vấn đề đòi hỏi phải kết luận chính xác khi quyết định đầu tư trong

khi các dự án mới chỉ được thể hiện trên giấy tờ.

Công tác quản lý sau đầu tư ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của

dự án và chất lượng công tác thẩm định, gây ra những sai lệch về những ý

kiến thẩm định

Trong quá trình thẩm định các nội dung của dự án không tránh khỏi

mang tính chủ quan, cán bộ thẩm định thường dựa vào các thông tin trong báo cáo khả thi làm cho cơ quan thẩm định rất khó xác định tính xác thưc

của những thông tin thể hiện trên giấy tờ, chưa kể đến trường hợp nhà đầu tư tổ chức cung cấp cố tình báo sai.

Đơn cử như trong việc thẩm định nguồn vốn đầu tư, cơ quan thẩm định phải xác định khả năng đảm bảo nguồn vốn đối ứng chủ dự án, nhất là dự án do cơ quan thực hiện tự lo liệu vốn đối ứng trong các dự án có sử

dụng ODA . Vì vậy thật khó cho cơ quan thẩm định có thể xácđịnh khả năng thực sự của chủ đầu tư bởi lẽ hiện nay chúng ta chưa có một cơ chế

quản lý tài chính chặt chẽ, rõ ràng để có thể kiếm nguồn vốn đối ứng. Việc xác định nguồn vốn nguồn vốn nước ngoài càng khó khăn hơn. Nếu chỉ

dựa vào những cam kết vốn hoặc những chứng nhận năng lực tài chính trên giấy tờ thì chúng ta không thể xác định chính xác nhà tài trợ có cung cấp đủ

vốn, khả năng cung cấp là bao nhiêu khi nào có thể giải ngân và giải quyết

Những vấn để đặt ra ở trên không thể giải quyết bằng thẩm định mà

điều quan trọng là nhà nước phải tăng cường kiểm soát sau khi thẩm định

xét duyệt cà quyết định đầu tư. Nên xây dựng những căn cứ pháp lý để thiết

lập hệ thống tổ chức theo dõi thực hiện dự án , phân cấp thực hiện dự án

tránh quản lý lỏng lẻo hoặc quá chồng chéo nhằm giải quyết kịp thời những vướng mắc nảy sinh.

Thiết lập hệ thống chỉ tiêu báo cáo cở các cấp tuỳ theo mức độ tổng

hợp khác nhau từ địa phương tới trung ương, thuận tiện cho người thực

hiện nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu của việc báo cáo.

Việc đánh giá dự án phải là công việc thường xuyên, được thể hiện

vào kế hoạch hàng năm. Công việc đánh giá phải được tổ chức khoa học, đưa hệ thống chỉ tiêu theo dõi và đánh giá dự án.

Vấn đề quản lý ở nước ta vẫn còn những hạn chế nhất định, cơ chế

quản lý hành chính rườm rà mà không hiệu quả, thực tế vẫn còn tồn tại

nhiều kẽ hở làm cho công việc quản lý không đạt hiệu quả như mong

muốn. Trong nhiều dự án đầu tư có thể làm rất tốt từ khâu lập dự án, phân tích dự án thẩm định dự án nhưng khi đi vào hoạt động do cơ chế quản lý

hoạt động đầu tư không chặt chẽ dẫn đến những sai sót trong khâu thực

hiện, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công cuộc đầu tư. Muốn cho công

tác quản lý sau quyết định đầu tư thì ngoài việc kiểm tra thanh tra, giám sát thường xuyên thì còn phải xây dựng cơ chế quản lý cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Vụ thẩm định và giám sát đầu tư- Bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)