Giải pháp về kiểm tra VSATTP

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 90 - 91)

Vấn đề bảo đảm VSATTP trong sản phẩm thuỷ sản không chỉ là việc riêng của các doanh nghiệp mà còn đòi hỏi có sự tham gia tích cực của người nuôi trồng thuỷ sản. Công ty cần phổ biến và khuyến khích các đầm nuôi tôm mà Công ty đặt hàng nuôi sử dụng các tiến bộ công nghệ sinh học phục vụ cho hoạt động nuôi trồng, phòng trị bệnh và chế biến thuỷ sản để bảo đảm cung cấp 100% nhu cầu giống chất lượng cao, sạch bênh, phù hợp với các vùng sinh thái cho các đối tượng nuôi thuỷ sản chủ lực.Trước mắt, cần tập trung lực lượng cán bộ khoa học tăng cường nghiên cứu để nâng cao trình độ công nghệ sinh học thuỷ sản lên ngang tầm với các nước tiên tiến để phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên quy mô lớn, áp dụng vùng nuôi an toàn, mô hình nuôi sạch theo tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn người nuôi thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm. Khi hàng thuỷ sản xuất khẩu bị phát hiện kém chất lượng, nhiễm dư lượng kháng sinh, hoá chất bị cấm thì chúng ta có thể truy xuất nguồn gốc, tìm ra nguyên nhân từ khâu nào, để có thể loại bỏ kịp thời. Do vậy, tôm nguyên liệu sẽ được quản lý chặt chẽ, hạn chế việc sử dụng hoá chất.Đây chính là yếu tố bền vững và đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế. Tôm sạch đảm bảo chất lượng là hướng đi mới đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng khắt khe.

Do công tác phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các vấn đề về VSATTP từ các khâu nuôi trồng, giống hay đánh bắt, bảo quản, thu mua còn nhiều lỗ hổng, nên công tác kiểm tra tại nhà máy của Công ty là hết sức cần thiết nhằm phát hiện và loại bỏ những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.

- Tăng cường kiểm tra thường xuyên tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, từ khâu nguyên liệu, tại các công đoạn của quá trình sản xuất đến thành phẩm. Thực hiện

lấy mẫu từ tất cả các lô nguyên liệu nhập vào nhà máy để kiểm nghiệm các tiêu chuẩn vi sinh, hoá chất, kháng sinh cấm. Tại các công đoạn sản xuất và ra thành phẩm có thể kiểm tra xác suất. Nếu phát hiện mã nguyên liệu/sản phẩm không đạt, phải loại bỏ ngay lô đó trả lại người bán hoặc chuyển mục đích sử dụng, chuyển bán sang thị trường khác.

- Các nhà máy của Công ty cũng cần đầu tư trang bị cho mình phòng kiểm nghiệm để tự mình có thể kiểm tra các tiêu chuẩn cần thiết. Việc đầu tư ban đầu cần nhiều vốn, tuy nhiên sẽ giúp giảm chi phí và thời gian gửi mẫu kiểm tra tại các trung tâm kiểm tra dịch vụ đồng thời làm tăng lòng tin của khách hàng Nhật Bản đối với các sản phẩm của Công ty. Với các phòng kiểm nghiệm này, Công ty cũng có thể làm dịch vụ kiểm cho các cơ sở sản xuất xung quanh có nhu cầu nhằm thu hồi vốn nhanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 90 - 91)