Tính tất yếu phải nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 38 - 40)

XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HÀ NỘI.

2.3.1 Vị trí của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân và đặc điểm của sản xuất kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản.

* Vị trí của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân

Ngành thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của Ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của Ngành Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành thuỷ sản có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và

thu ngoại tệ. Ngành thuỷ sản là nguồn xuất khẩu quan trọng, trong nhiều năm liền, Ngành thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước.

*Đặc điểm của sản xuất kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản - Ưu điểm

+ Nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản là rất lớn. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản.

+ Các thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU… đang có nhu cầu cao và đa dạng về các sản phẩm thuỷ sản.

+ Những quy định khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ( HACCP) và các quy định của các thị trường Mỹ, Nhật, EU…một mặt là các rào cản phi thuế quan cần phải vượt qua, mặt khác nó là yếu tố kích thích tạo cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam có sự đột phá để cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá thiết bị nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của các thị trường này.

- Hạn chế

+ Vấn đề cung ứng nguyên liệu thuỷ sản cho chế biến còn thiếu ổn định và chất lượng nguyên liệu chưa cao.

+ Nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản nhiều về số lượng nhưng năng lực và trình độ chưa cao.

+ Điều kiện tiếp cận các thông tin về các thị trường còn thấp.

+ Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thuỷ sản của nước ta với các sản phẩm cùng loại từ các nước Inđônêxia, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc còn thấp do vấn đề về chất lượng chưa cao.

+ Các hàng rào phi thuế quan và các quy định của các thị trường được dựng lên và buộc phải tuân thủ. Đây cũng là thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản.

Trong thời gian vừa qua, Ngành thuỷ sản nói chung phải đối mặt với những khó khăn như thiên tai nhiều, giá xăng, dầu tăng, rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số thị trường xuất khẩu lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada….ngày càng khắt khe. Trong đó, nổi bật nhất trong thời gian gần đây là việc kiểm tra 100% các lô hàng tôm và mực xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã và đang tác động đến uy tín ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, làm tăng chi phí, giảm cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Nhật. Vậy chúng ta hãy đi sâu vào tìm hiểu về thị trường Nhật và các quy định của thị trường Nhật, để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Nhật, từ đó có thể đáp ứng được các yêu cầu của thị trường Nhật nhằm giữ vững thị trường Nhật.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 38 - 40)