II I Giải pháp phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam 1 Giải pháp về sản xuất lúa hàng hóa
c) Về giải pháp phát triển thị trường
Nhà nước phải lựa chọn được cơ cấu, xây dựng chính sách khuyến khích sản xuất, chế biến, xuất khẩu và Nhà nước định hướng, dự báo thị trường, Nhà nước tạo môi trường thuận lợi và có những cam kết quốc tế để doanh nghiệp yên tâm hoạt động
Về tình hình thị trường có thể thấy rõ các doanh nghiệp của ta nhìn chung chưa có được những hợp đồng lớn, để giải quyết vấn đề hợp đồng lớn cần nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm những thoả thuận ở cấp chính phủ. Để hỗ trợ cho quá trình đàm phán và ký kết những thoả thuận như vậy. Nước xuất khẩu cần phải có những thể hiện nhất định với nước nhập khẩu vấn đề thứ nhất ( gạo trả chậm) đã đựoc chính phủ bàn bạc nhiều lần và gần đây đã chấp nhận cho bộ thương mại được đàm phán bán gạo trả chậm với khối lượng rất lớn.
* Bình ổn thị trường
Ổn định thị trường lương thực trong nước liên quan đến nhiều yếu tố mà xuất khẩu chỉ là một. Muốn ổn định, gia tăng giá trị xuất khẩu cần có chính sách thị trường đang và hiệu quả
Nhà nước phải lựa chọn cơ cấu và định hướng dự báo thị trường uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo trực tiếp các doanh nghiệp trực thuộc và doanh nghiệp có trách nhiệm lo đảm bảo phần lớn thị trường tiêu thụ ổn định đảm bảo giữ tín nhiệm gạo Việt Nam ở các thị trường đó. Người sản xuất phải có trách nhiệm tự bảo đảm uy tín về hàng hoá của mình, tổ chức lại sản xuất. Nhưng nội dung cụ thể nên được thể hiện rõ trong cơ chế là.
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh phối hợp hiệp hội ngành hàng chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải có kế hoạch và chủ động ký hợp đồng tiêu thụ lúa gạo với nông dân
+ Cần giữ một số thị trường đặc biệt có lợi nhuận cao hoặc có sự can thiệp của chính phủ và giao một vài doanh nghiệp tập chung giao dịch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Bộ Thương Mại và hiệp hội phần lớn lợi nhuận thu được từ các dịch vụ xuất khẩu từ những thị trường này bổ sung trực tiếp vào quỹ bảo hiểm xuất khẩu
- Về kế hoạch trả nợ hàng năm để không trái với các thoả thuận song phương đã ký với các nước, các doanh nghiệp được tự do giao dịch, nhưng ngoài việc tự đảm bảo hiệu quả kinh doanh phải có tỷ lệ đóng góp nhất định cho quỹ bảo hiểm xuất khẩu
- Trước mắt để ổn định thị trường trong nước nên giao một số doanh nghiệp có năng lực mua tạm giữ hoặc bán ra hay lưu thông để đề phòng, can thiệp khi có biến động ảnh hưởng đến tiêu dùng và xuất khẩu. Vì vậy cần có quy định giá sàn tối thiểu và cơ chế đảm bảo giá sàn này.
- Về lâu dài thực hiện một số trung tâm lúa gạo để người sản xuất thuận tiện trong việc tiêu thụ hàng hoá của họ làm như vậy sẽ tránh được cách giải quyết theo kiểu tình thế, hiệu quả không cao như việc mua lúa gạo tạm trữ thường làm xưa nay. Mặt khác cần có tác động và can thiệp từ khâu sản xuất, ví dụ nhà nước giải quyết trợ cấp để hạ giá thành
* Một số kiến nghị
+ Tiếp tục củng cố và phát triển vùng lúa chất lượng cao một triệu ha ở Đồng bằng Sông Cửu Long và 300.000 ha ở Đồng bằng Sông Hồng
+ Nhà nước cần đầu tư nghiên cứu phát triển giống lúa mới cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt, chịu được sâu bệnh. Trang bị đầy đủ cho nông dân kiến thức về hình thức canh tác, thời vụ gieo trồng, đặc điểm của từng giống lúa
+ Nâng cao hiệu quả của chính sách “đồn điền đổi thửa” nhằm giảm dần tình trạng canh tác manh mún nhỏ lẻ như hiện nay và nâng cao hiệu quả kinh tế trên mỗi thửa ruộng. Đồng thời rà soát lại các chính sách về đất đai củng cố các quyền về đất (quyền sở hữu, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê…) để tạo cho người nông dân thuận lợi trong việc mở rộng sản xuất và yên tâm đầu tư dại hạn cho sản xuất.
+ Cần quan tâm đầu tư, nâng cấp công nghệ thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch (chẳng hạn như dùng máy sấy thay cho phơi thóc bằng ánh sáng mặt trời). Tăng cường đầu tư cho công nghiệp xây xát chế biến gạo và phân bố đều trên cả các vùng trồng gạo xuất khẩu.
+ Tăng cường quản lý chất lượng gạo xuất khẩu, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu từ khâu trồn, thu hoạch, bảo quản đến khâu xau xát, chế biến và đóng gói theo tiêu chuẩn thống nhất phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới, xây dựng quy chế bắt buộc và áp dụng tiêu chuẩn ISO cho chất lượng gạo xuất khẩu.
+ Tăng cường dự trữ nhằm giảm thiểu các biến động bất lợi của thị trường thế giới và các thiệt hại do thiên tai gây ra xây dựng hệ thống kho dự trữ và tổ chức lại hệ thống mua gom, dự trữ gạo xuất khẩu.
+ Thu hút vốn FDI vào lĩnh vực chế biến gạo cũng như chế biến một số lương thực, thực phẩm khác. Điều này một mặt mở rộng mối quan hệ giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến mặt khác góp phần cải thiện công nghệ xay xát và nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu
+ Nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng và thông tin nhằm đưa thông tin cập nhật về giám giống, phương thức canh tác lúa gạo mới nhất đến nông dân và doanh nghiệp. Trợ cấp cho việc phát hành các chuyên san về lúa gạo, lập các website giao dịch gạo, phổ biến cho nông dân các kỹ thuật, giống cây trồng thông qua truyền hình, đài phát thanh.
+ Nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch các vùng lúa xuất khẩu của cả nước và kế hoạch cụ thể trong việc ưu tiên đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất lúa trong từng thời kỳ, nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch và kế hoạch xuất khẩu gạo của cả nước.
+ Đổi mới chính sách ruộng đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân, canh tác theo hướng tăng cả về diện tích gieo trồng, năng suất cũng như chất lượng lúa
+ Một yếu tố quan trọng gây hạn chế chất lượng gạo và công nghệ sau thu hoạch. Thóc chủ yếu được phơi nắng nên chất lượng kém, tỷ lệ hạt gẫy vỡ trong xay xát cao, ở Thái Lan, hong khô thóc được tách thành một giai đoạn riêng trong công nghệ sau thu hoạch do đó tỷ lệ hạt gãy vỡ cao nhất chỉ là 25%. Công nghệ sau thu
hoạch của Việt Nam kém hiệu quả do quá tập trung vào công đoạn xay xát mà chưa quan tâm đến các công đoạn khác và một phần do việc đầu tư nâng cấp công nghệ không đem lại lợi tức cao, đây là khâu rất yếu hiện nay vì vậy trong những năm tới cần tập trung giải quyết theo các hướng : đầu tư cơ sở hạ tầng thoàn thiện công nghệ sau thu hoạch nhằm giảm tỷ lệ tổn thất xuống thấp nhất đồng thời tăng cường quản lý chất lượng gạo xuất khẩu. 4. một số giải pháp phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam
Từ ngày 7/11/2006,Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sau gần một năm thực thi các cam kết gia nhập WTO đã cho thấy còn không ít các hạn chế trong thực tiễn. Gạo là một trong những mạt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đang và sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì trước khi mở khi nước ta trở thành thành viên của WTO?
3.1. Nhìn lại thực tạng xuất khẩu gạo của Việt Nam
Trong gần 20 năm qua cho thấy hoạt động này có nhiều bước thăng trầm. Năm 1989 đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Năm 1989 là năm mà lần đầu tiên Việt Nam lại tái xúât hiện trên thị trường thế giới với tư cách là nước xuất khẩu gạo lớn, đứng thứ ba trên thế giới sau Thái Lan và Hoa Kỳ.
Bảng1. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam gd 1989- 1999. Đơn vị: Số lượng: Nghìn tấn
Kim ngạch: Triệu USD
Năm Số lượng Kim ngạch
1989 1.372 310,2 1990 1.478 275,4 1991 1.016 229,9 1992 1.953 405,1 1993 1.649 335,7 1994 1.962 420,9 1995 2.025 538,8 1996 3.047 868,4 1997 3.682 891,3 1998 3.793 1.006 1999 4.550 1.035
Nguồn: Kinh tế Việt Nam và thế giới 2001-2002
Bảng 1 cho ta thấy trong 10 năm qua mặc dù tình hình thời tiết có những năm không thuận lợi, lại thêm khó khăn của cuộc khủng hoàng tài chính nhưng, số lượng
gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng, nếu so sánh năm 1999 và năm 1989 thì lượng gạo xuất khẩu đã tăng lên gấp hơn 3 lần (so sánh tương đối). Tuy nhiên, diễn biến cụ thể trong từng năm thì lại có những biến đổi khác nhau.
Nhìn vào số lượng gạo xuất khẩu gd 1989-1999 cho thấy xuất khẩu gạo của nước ta có xu hướng tăng qua các năm. năm 1991, xuất khẩu gạo của nước ta giảm và tụt xuống mức thấp nhất so với các năm trước đó do giá gạo trên thị trường thế giới giảm nhanh, khi đó, Pakistan đã thay thế vị trí thứ ba về xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, ngay năm sau, năm 1992, Việt Nam đã nhanhn chóng chiếm lính lại vị trí đó với mức xuất khẩu đạt 1,953 triệu tấn, tăng 92,2% so với năm trước. Năm 1995, mặc dù xuất khẩu gạo của nước ta đạt 2,025 triệu tấn, cao hơn hẳn so với các năm trước đó, nhưng vị trí thứ ba lại vị ấn Độ chiếm lĩnh.
Năm 1996, Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo với mức lơn hơn hẳn, do đó cũng vào đúng năm này làn đầu tiên kể từ năm 1989 khối lượng gạo xuất khẩu của nước ta vượt 3 triệu tấn/ năm. năm 1997, tình hình quốc tế có sự thay đổi do xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ bắt nguồn từ Thái Lan. Do đó, tình hình thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường gạo nói riêng đều biến động mạnh. Tuy nhiên, số lượng gạo của Việt Nam vấn tăng nhanh và đạt ở mức cao 3,682 triệu tấn. Cũng từ năm 1997, Chính Phủ có cơ chế riêng để điều hành xuất khẩu gạo hàng năm (Quyết định số 141/1997/QĐ-TTg, Quyết định số 12/1998/QĐ-TTg) với nội dung cơ bản là : ĐIũu hành xuất khẩu gạo bằng hạn ngạch xuất khẩu.
Năm 1998, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên hầu hết lượng lúa của các nước ở Nam bán cầu đều bị sụt giảm dẫn đến nhập khẩu ồ ạt với khối lượng lớn ở một số nước như: Indonesia, Banglades, Philipines, Nigeria. Nên số lượng gạo luôn bán trên toàn cầu đạt mức cao. Vào năm này, Việt Nam cũng tham gia tích cực và đạt 3,793 triệu tấn, lần đầu tiên đưa kim ngạch xuất khẩu gạo lên trên 1 tỷ USD.
Năm 1999, khối lượng gạo buôn bán trên thị trường thế giới giảm 12,6% (3,6 triệu tấn) so với năm 1998. năm này lượng dự trữ lương thực ở một số nước nhập khẩu chính ở mức khá cao, hầu hết các nước xuất khẩu lúa gạo được mùa do thời tiết thuận lợi hơn các năm trước. Sản lượng tăng và dự trữ dồi dào là nguyên nhân làm cho các nước nhập khẩu giảm lượng nhập khẩu. Tuy nhiên, do có sự nhận định tình
hình đúng đắn, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 250 và các chỉ thị bổ xung hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vào những thời điểm cần thiết nên đã đạt được kết quả trong điều hành xuất khẩu gạo khá tốt. tính chung trong năm 1999, cả nước xuất khẩu được 4,55 triệu tấn gạo với kim ngạch đạt 1,035 tỷ USD, đạt kỷ lục cao nhất về số lượng trong gd 1989-1999. nhờ đó, nước ta được xếp vào vị trí thứ hai sau Thái Lan về các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.
Bản 2. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam gd 2000-2006
Năm Số lượng (Nghìn tấn) Kim ngạch (Triệu USD)
2000 3.500 668 2001 3.729 625 2002 3.240 725,5 2003 3.813 720,5 2004 4.059 950,3 2005 5.250 1.407,2 2006 4.643 1.275,9
Nguồn : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bước sang gd tiếp theo, 2000-2006, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng ngoạn mục. Năm 2000, xuất khẩu gạo có kém hơn về số lượng và kim ngạch xuất khẩu so với năm 1999. nhưng sự sụt giảm này là tất yếu và phù hợp quy luật chung của cả thế giới, bởi vì năm 2000, lượng gạo buôn bán trên toàn cầu chỉ đạt 22,69 triệu tấn, giảm 9,2% So với năm trước. Xuất khẩu gạo năm 2001 đạt3,729 triệu tấn, trị giá 625 triệu USD, tăng 6,5% về lượng, nhưng chỉ băng 94% về trị giá so với năm 2000. giá cạo xuất khẩu bình quân giảm 25,3 USD/tấn so với mức giá bình quân của năm 2000. Đây là một kết quả tích cực trong bối cảnh chung bất lợi ở cả thị trường trong và ngoài nước. ở mức trong nước, sản xuất lương thực giảm do ảnh hưởng bởi lũ lụt kéo dài ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và miền Trung.
Bước sang năm 2002, cả sản lượng, giá lúa gạo trong nước cũng như giá xuất khẩu đều tăng so với năm 2001. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long tuy diện tích gieo cấy bị giảm khoảng 10 nghìn ha do hạn hán và lũ sớm nhưng sản lượng vẫn tăng khoảng 1 triệu tấn so với năm trước, đạt 17,52 triệu tấn. Xuất khẩu gạo cả năm giảm 13,1% về lượng và tăng 16% về trị giá.
Xuất khẩu gạo trong các năm tiếp theo cũng rất khả quan. Đáng chú ý trong năm 2005, nhờ điều hành tốt nên chúng ta đã xuất khẩu gạo đạt con số kỷ lục 5,25
triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu gạo lại vượt ngưỡng trên 1 tỷ USD. Tình hình này vẫn tiếp tục được duy trì trong năm 2006. sang anưm 2007, thực hiện cân đối cung- cầu gạo trong nước, chỉ tiêu xuất khẩu gạo mà Chính phủ đưa ra chỉ thị trong năm là khoảng 4,5 triệu tấn, hiện các doanh nghiệp đã ký được khoảng 3,5 triệu tấn. Số còn lại sẽ giao vào những tháng cuối năm hoặc sang quý I-2008.
Tổng kết hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam qua gần 20 năm qua có thể rút ra một số bất cập cơ bản sau: Thứ nhất, nhìn chung vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giá thành còn cao và giá trị gia tăng thấp. Một vấn đề qaun trọng được đặt ra là việc quản lý chuỗi cung ứng gạo cũng như tính toán chuõi giá trị gạo còn nhiều hạn chế, nên giá thành và chất lượng hạt gạo làm ra còn kém sức cạnh tranh, chưa có nhãn hiệu cạnh tranh cao như gạo Thái Lan. Đặc biệt, những hoạt động trong chuỗi cung ứng như nàh cung ứng đầu vào, người sản xuất, chế biến, phân phối, tiếp thị và tiêu dùng chưa thật sự gắn kết với nhau để xây dựng thương hiệu, tạo ra sản phẩm chất lượng ổn định, uy tín trên thị trường. Đây chính là thách thức lớn trong sản xuất và xuất khẩu gạo ra nước ngoài cũng như nước ngoài vào Việt Nam trong bói cảnh hội nhập WTO.
Thứ hai, trong những năm gần đây lúa thu hoạch rộ mùa đều rơi vào tình trạng rớt giá. Điều này chứng tỏ mối liên kết giữa người sản xuất và hệ thống phân phối chưa gắn kết với nhau. Bên cạnh đó, ở các khâu sản xuất, chế biến và kinh doanh lúa gạo còn nhiều hạn chế.
Thứ ba, chất lượng gạo chưa ổn định dẫn đến giá bán ra thị trường xuất khẩu thấp, đặc biệt là gạo của Việt Nam luôn bán hơn gạo Thái Lan xuất khẩu cùng loại từ 30-40 USD/tấn;’ gạo chất lượng cao xuất khẩu còn thấp.
Thứ tư, không chỉ trên thị trường thế giới, hạt gạo Việt Nam cũng đang phải chịu sức ép cạnh tranh ngay trong nước; nhất là tại các thành phố lớn vẫn có mặt gạo Thái Lan. Những lợi thế về chi phí lao động thấp đang dần mất đi trong quá trình tăng trưởng kinh tế và hộ nhập kinh tế quốc tế. Do đó, bên cạnh các yếu tố về đảm