Lưu thông lương thực

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 55)

II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN GẠO HIỆN NAY VÀ ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG

4. Lưu thông lương thực

Vào thời kì 76 – 80 do tập trung quá lớn mọi nguồn lực cho việc giải quyết hậu quả của chiến tranh và triển khai bước đầu của sự công nghiệp hoá, đx gây nên những mất mất cân đối lớn ở tầm vĩ mô. Nhà nước duy trì chế độ quản lý báo cấp, trong đó vấn đề bao cấp lương thực là một gánh nặng đối với ngân sách quốc gia. Cũng với sự thiếu hụt lương thực nghiêm trọng làm bộc lộ những khuyết tật của cơ chế cũ, đòi hỏi bức xúc phải tiến hành cải cách kinh tế. Do nhu cầu cấp bách phải gia tăng sản xuất lương thực, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, công cuộc cải cách đã được bắt đầu từ khu vực nông nghiệp. Chế độ khoán sản phẩm trong các hợp tác xã nông nghiệp cho phép hình thành một thị trường tự do về lương thực đối với sản phẩm vượt khoán, đó là bước đi đầu tiên trong việc xác lập cơ chế thị trường ở nước ta.

Khi nói đến thị trường lương thực chúng ta cần quan tâm đến đầu ra, đó chính là khả năng tiêu thụ lương thực hàng hoá trên thị trường. Trên thực tế nếu không giải quyết tốt đầu ra thì có đầu tư bao nhiêu cho “đầu vào” thì cũng không đạt được hiệu quả cao. Một cơ cấu sản xuất hay cơ cấu kinh tế dù có hoàn hảo đến đâu đi nữa nhưng thị trường không phát triển hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường thì cơ cấu đó cũng không có hiệu quả. Trong nền sản xuất hàng hoá bản thân cơ chế vận động của thị trường luôn mang tính tự phát. Người sản xuất, các nhà đầu tư thường chạy theo tiếng gọi của thị trường thông qua tín hiệu giá cả. Trong sản xuất nông

nghiệp Việt Nam đã xảy ra hiện tượng nhiều người, nhiều vùng đổ xô vào trồng cây công nghiệp nông sản hoá lợi nhuận cao, nhưng không đánh giá hết mặt tiêu cực của thị trường hoặc không có thị trường tiêu thụ gây nên ứ đọng nông sản thực phẩm, thậm chí phải chặt phá đi để trồng cây loại khác. Kinh tế nông thôn nước ta hoạt động chủ yếu là nông nghiệp, với đặc thù là chu kỳ sản xuất kéo dài, lại phải đầu tư lớn,cho nên không dễ dàng thay đổi phương hướng sản phẩm một thị trường có biến động tiêu cực. Đầu năm 1992 do mất mùa, cung cầu lương thực bị mất cân đối, giá lương thực tiếp tục tăng nhanh ở cả thành thị và nông thôn, có hàng triệu người bị thiếu đói, nhà nước phải cứu trợ. Nhưng từ đầu năm 1993 do nguồn cung lương thực trên thế giới dồi dào, giá lương thực liên tục bị giảm kéo dài đến cuối năm, lương thực bị ứ đọng không tiêu thụ được hàng loạt doanh nghiệp quốc doanh bị thua lỗ nặng nề.

Phân tích trên cho thấy vai trò của thị trường có tác động rất lớn tới giải quyết quan hệ cung cầu giữa các vùng. Vùng thừa lương thực trong thời gian thu hoạch, số nông dân cần bán lương thực để chi dùng lượng lương thực hàng hoá nhiều, nhà nước thiếu chính sách thích hợp để mua hết số thóc hàng hoá cho dân, làm cho giá thóc bị hạ, ảnh hưởng đến nông dân trông lúa. Vùng thiếu lương thực do sản phẩm phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, cơ chế thị trường đã tạo ra khoảng cách lớn giữa giàu, nghèo ở nông thôn dẫn đến tình trạng bên cạnh số đủ ăn, nhiều hộ sản xuất không đủ tiêu dùng.

Giai đoạn trước 1990 ở mỗi huyện đều có công ty kinh doanh lương thực, hình thành mạng lưới rộng khắp trên cả nước. Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường hình thức tổ chức tổ chức này không còn phù hợp nữa, theo đó hầu hết các công ty kinh doanh lương thực cấp huyện đều bị giải thể hoặc tổ chức lại theo yêu cầu kinh doanh mới, các cong ty cấp tỉnh cũng được tổ chức lại theo nghị định 388TTG, vai trò của các công ty lương thực quốc doanh ngày càng bị thu hẹp. Các thành phần kinh tế khác lại mở rộng hoạt động kinh doanh lương thực trên thị trường. Các công ty lương thực quốc doanh địa phương, ngành dự trữ quốc gia và các thành phần kinh tế khác có vốn, phương tiện cùng tham gia kinh doanh lương thực. Thị trường lương thực không còn bị chia cắt manh mún nữa mà đã được mở rộng thống nhất cả nước và gắn liền với thị trường thế giới.

Hiện nay đường đi của lúa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng theo hai hướng chính: - Đại bộ phận lúa hàng hoá (90 – 95%) được lực lượng tiểu thương mua tận hộ nông dân, thông qua chế biến ở các cơ sở xay xát địa phương; sau đó gạo được phân phối phần nhỏ cho nhu cầu tiêu dùng ở địa phương, số còn lại được cung ứng cho các chợ đầu mối dọc theo tuyến lưu thông lương thực; rồi từ đây gạo được tái chế cung cấp cho các tầng lớp tư thương bán lẻ, các công ty lớn đem xuất khẩu.

- Các doanh nghiệp nhà nước chỉ trực tiếp thu mua khoảng 5- 10% lúa hàng hoá, phần lớn trong số này được cung ứng cho Cục dự trữ quốc gia đưa vào dự trữ bảo hiểm theo kế hoạch của Chỉnh phủ. Cuối cùng được chế biến đưa vào thị trường những lúc đảo kho hoặc can thiệp bình ổn thị trường lương thực theo lệnh của Chính phủ.

Hệ thống kinh doanh như hiện nay có ưu điểm là huy động cao vốn, jlao động và kinh nghiệm của các thành phần kinh tế tạo cho nông dân nhiều khả năng lựa chọn để bán lúa đạt giá cao vừa tạo việc làm và thu nhập cho lực lượng lao động lớn góp phần điều hoà và ổn định của thị trường gạo trong nước. Tuy vậy, do thiếu thốn nên phần lớn các doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ mang tính khu vực. Cũng do thiếu thốn nên các doanh nghiệp ít đầu tư xây dựng kho tàng dự trữ nên không đóng vai trò tích cực trong việc giảm tính thời vụ của giá cả trong nước.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w