Khắc phục những hạn chế trong xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 70)

II I Giải pháp phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam 1 Giải pháp về sản xuất lúa hàng hóa

2. Khắc phục những hạn chế trong xuất khẩu gạo

a) Đối với các doanh nghiệp

Nhìn một cách tổng quan về sản xuất, dự trữ, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua với những mặt đã đạt được thì ngoài ra còn không ít những hạn chế và cần phải khắc phục ngay trong thời gian tới đó là :

Các doanh nghiệp cần chủ động để vào cuộc, trước đây các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thường chỉ quan tâm đến thị trường tiêu thụ và một chút về lưu thông trong nước có một số doanh nghiệp thì quan tâm đến công đoạn chế biến, có rất ít doanh nghiệp còn quan tâm đến sản xuất hàng hoá, nông dân sẵn sàng làm gạo xuất khẩu, nhưng những vướng mắc của họ là giá mua và nếu thất thu thì chưa có ai cùng chịu. Giả dụ như chúng ta có giống chuẩn, có chuyển gia công nghệ kỹ thuật hoàn hảo thông

qua hệ thống khuyến nông nhưng nếu không giải đáp được vướng mắc trên lúa nông dân thì việc có gạo chất lượng cao phù hợp cho xuất khẩu vẫn sẽ còn là xa vời.

Đã đến lúc doanh nghiệp phải bỏ vốn ra hợp tác với người sản xuất công bố giá mua gạo trước thời vụ, chia sẻ với người sản xuất khi gặp thiên tai, mất mùa… thì người dân mới yên tâm làm lúa xuất khẩu.

Một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển là người sản xuất có ký hợp đồng tiêu thụ trước khi sản xuất hay không ở các nước kinh tế phát triển, việc ký hợp đồng tiêu thụ trong sản xuất khu vực nông nghiệp đạt mức rất cao, có nước đến 100%. Chính vì vậy, các công ty lương thực cần thấy rõ trách nhiệm của mình mà đầu tư thích đáng vào sản xuất lúa, gạo xuất khẩu. Doanh nghiệp phải chú trọng công tác “ hậu mãi” đối với khách hàng, đặc biệt là với người tiêu dùng nếu không sẽ quanh quẩn trong tình trạng buôn bán chụp giật, không thể có bán hàng tin cậy và không giành được tình cảm của người tiêu thụ đặc biệt là trong xu hướng tiêu dùng luôn thay đổi với chất lượng phục vụ ngày càng cao hơn.

Doanh nghiệp có trách nhiệm và bảo đảm phần lớn thị trường tiêu thụ, giữ tín nhiệm gạo xuất khẩu Việt Nam ở thị trường đó, cũng như người sản xuất phải có trách nhiệm tự bảo vệ uy tín về hàng hoá của mình. Làm xuất khẩu nhưng không thể xem nhẹ việc phục vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường.

b) Các chính sách về thị trường

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước về xuất khẩu gạo như hiện nay và các năm tới, Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống các giải pháp hữu hiệu về thị trường ngoài nước. Để tăng sức cạnh tranh cho hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới cần phải có giải pháp đồng bộ, không chi là tăng năng suất và chất lượng sản xuất trong nước để giảm chi phí mà còn phải mở rộng ra ổn định thị trường theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, đảm bảo chữ tín với khách hàng, tăng cường tiếp thị, đầu tư nghiên cứu và dự báo thị trường…Các giải pháp cụ thể như :

+ Tổ chức tốt công tác thông tin thị trường, nên phân loại thông tin thành hai nhóm để có hình thức tổ chức và cơ chế điều hành thích hợp là : nhóm thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu, chỉ đạo và tổ chức xây dựng chiến lược thị trường và nhóm thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh tác nghiệp. Thông tin phải thiết thực, chính xác và toàn diện về : thị trường và điều kiện thâm nhập thị trường, cung cầu và

giá cả, hệ thống luật pháp, chính sách và cơ chế điều hành, tập quán, văn hoá kinh doanh… cho cả hai đối tượng quản lý nhà nước và doanh nghiệp.

+ Đề ra chiến lược thâm nhập thị trường tầm cỡ quốc gia lẫn doanh nghiệp. Muốn cả cơ quan quản lý và các doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm vững điều kiện thâm nhập thị trường nhập khẩu, hiểu biết thấu đáo đối thủ cạnh tranh để xác định chiến lược kinh doanh hợp lý và vấn đề có tính nguyên tắc để xuất khẩu có hiệu quả. Điều kiện thâm nhập thị trường ở đây là điều kiện toàn diện của nước nhập khẩu trên phương diện luật pháp và các chính sách, cơ chế điều hành đặc biệt là chính sách thuế, phi thuế và các rào cản kỹ thuật nói chung, phong tục tập quán và văn hoá kinh doanh nói riêng…

Còn nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là chủ yếu nghiên cứu những thị trường mà họ đã xuất khẩu đáng kể. Giải pháp này giúp thành công trong tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại ở tầm nhà nước cũng như việc thực hiện các cuộc đàm phán cấp chính phủ và doanh nghiệp.

+ Quan tâm xây dựng thương hiệu gạo và quảng cáo sản phẩm. Vấn đề này rất đáng lưu ý đơi với gạo của Việt Nam vì vai trò quan trọng của thương hiệu và quảng cáo, không chỉ đáp ứng yêu cầu kinh doanh trước mắt mà còn phục vụ cho cả một chiến lược kinh doanh lâu dài. Biện pháp này đòi hỏi chính phủ và doanh nghiệp nước ta phải nâng cao hơn nữa nhận thức về việc xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam. + Tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ thương mại với các nước thuộc thị trường truyền thống như : Inđônêxia, Cuba, Malaixia đồng thời mở rộng ra các thị trường mới nhất là các nước châu Phi, đây là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn các loại gạo có phẩm cấp thấp, giá rẻ mà Việt Nam có thể dễ dàng đáp ứng.

+ Thị trường Trung Quốc : Trong đề án đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đến năm 2010 của Bộ Thương mại, gạo là một trong mười bốn mặt hàng có triển vọng xuất khẩu nhất. Chúng ta cần khai thác hơn nữa thị trường Trung Quốc với số dân đông nhất thế giới này (khoảng 1,3 tỷ người); Trung Quốc là thị trường có mức tiêu thụ lớn, trong những năm gần đây Trung Quốc nhập khẩu khá nhiều gạo của Việt Nam nhưng chủ yếu là nhập khẩu biểu ngạch. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, nhà nước phải có sự chỉ đạo đồng nhất trong hoạt động xuất khẩu : Thực hiện đàm phán, ký kết các hiệp định Thương mại ở các cấp độ khác

nhau, bảo đảm quan hệ ngoại thương lâu dài và ổn định nhằm tránh những rủi ro và tổn thất.

+ Thị trường các nước ASEAN : Trong giai đoạn thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm lúa gạo của Việt Nam nói riêng thị trường ASEAN đóng vai trò quan trọng và chiếm một tỷ lệ lớn. Tuy nhiên từ năm 1996 đến nay đã có những thay đổi, xu hướng giảm tỷ lệ bởi đặc trưng cơ bản của các nước ASEAN là có cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giống nhau nên các nước này nhập khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là hình thức tạm nhập, tài xuất đặc biệt là Singapore nên không phù hợp với yêu cầu nâng cao giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, thị trường ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w