Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo cua Việt Nam:

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 47)

Suốt 18 năm qua, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Năm 1991, gạo Việt Nam mới xuất khẩu sang trên 20 nước, bước sang năm 1993- 1994 tăng lên trên 50 nước, và hiện nay đã xuất khẩu đến trên 80 nước và có mặt ở cả 5 châu lục. Trong đó, thị trường nhập khẩu chính của gạo Việt Nam là các nước châu á với 29 nước, Châu âu 29 nước, Châu Mỹ 17 nước, Châu Phi 16 nước và Châu Đại Dương 3 nước. Trong đó Châu á và Châu Phi là 2 thị trườn nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

Hình 2.: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2004.

Thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam không chỉ thay đổi về quy mô mà còn về cơ cấu. Nếu như năm 1990 các nước nhập khẩu chủ yếu là Pilipine (334.000 tấn),

Pháp (161.000 tấn), Liên Bang Nga (147.000 tấn), Iindone sia(131.000 tấn), Đức (34.000 tấn) thì đến năm 2005 ngoài những thị trường truyền thống như Pilipin, Nhật Bản, Iindonesia, Cuba… còn có những thị trường mới như: Nam Phi (252.000 tấn), Iraq (340.000 tấn), Kenya (48.000 tấn), Lybia (65.000 tấn), Senegal (36.000 tấn)… Từ đó có thấy các nước Châu Phi là những thị trường rất tiềm năng cho gạo xuất khẩu lương thực rất lớn. Theo Hiệp hôi phát triển gạo Tây Phi, nhu cầu tiêu thụ gạo tại riêng Tây và Trung Phi vào khoảng 4 triệu tấn/ năm, tương đương 1 tỷ USD, trong đó có 3 triệu tấn gạo là phải nhập khẩu. Còn khu vực Nam Phi không sản xuất gạo chất lượng trung bình, giá rẻ, đây là những tiêu chuẩn mà gạo Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được và việc cạnh tranh với gạo Thái Lan, Paistan hay Ấn Độ trên thị trường này không hề quá khó.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w